Trẻ tự kỷ phát triển tri thức như thế nào?
Chứng cứ hiện nay gợi ý rằng người tự kỷ có mức thông minh bình thường hay suy luận theo nghĩa đen mà không biết trừu tượng hóa. Chứng tự kỷ ngăn chặn khả năng sinh hoạt trong thế giới tư tưởng, nhất là loại tư tưởng đi xa hơn những vật quan sát được và các biến cố trong thế giới. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi đa số người tự kỷ mà thành công thường tỏ ra tài giỏi về mặt kỹ thuật hơn là trong những ngành có tính trừu tượng. Ví dụ người tự kỷ có khả năng cao thường trở thành chuyên viên điện toán hơn là chuyên gia vật lý hay toán học.
Điều đáng ngạc nhiên là thiếu niên tự kỷ không kèm theo chậm phát triển có mức hiểu biết giới hạn về thế giới vật chất. Trong một cuộc trắc nghiệm chỉ có khoảng ½ trẻ tự kỷ trả lời đúng với câu là chế nước từ bình tròn hộp vuông không làm thay đổi trọng lượng hay thể tích của nước. Hiểu biết này là điều kiện thiết yếu để phát triển các khái niệm trừu tượng và nguyên tắc lý luận mà nếu không có được thì dẫn tới những hệ quả đáng kể.
Tuy nhiên trẻ tự kỷ không kèm theo chậm phát triển có thể học giỏi, chúng lại bị giới hạn về mặt tri thức như gặp trở ngại trong việc xếp đặt, soạn trước hay không hiểu được và làm theo yêu cầu trong lớp. Thiếu niên thường cần gia đình trợ giúp rất nhiều để làm xong bài tập, và sửa soạn đi học vào buổi sáng. Trong khi trẻ bình thường có thể tự thay y phục đi học một cách dễ dàng và còn biết thêm cách chọn quần áo cho hợp thời trang, trẻ thay tới thay lui, cởi ra mặc vào nhiều lần thì trẻ tự kỷ thường cần được nhắc nhở về thời khắc, về những món cần thiết phải đem theo.
Tính này kéo dài tới tuổi trưởng thành, như sinh viên tự kỷ B trên đại học được nhắc nhở vài lần về hạn chót nộp bài, lần nào sinh viên cũng trấn an giáo sư là sinh viên đã chuẩn bị kỹ và sẽ làm xong đúng hạn, nhưng tới trước ngày phải nộp bài, thì sinh viên có thể chưa hoàn thành và cần người trợ giúp mới hoàn tất bài nộp. Một ví dụ khác về bạn T, có hai bằng cấp đại học về một môn kỹ thuật, biết giao tiếp xã hội nhưng không tìm được việc làm, khi tìm hiểu thì biết rằng T dành mỗi ngày mười tiếng cắt những quảng cáo tìm người trên báo, sau đó T xếp theo thứ tự, dán chúng lại với nhau nhưng không hề nộp đơn xin việc cho bất cứ quảng cáo nào.
Một người khác nữa là bạn A, một chuyên viên lên dây đàn dương cầm. Lần đầu tiên A đi làm là đến nhà gia đình người bạn để lên dây đàn. Anh làm 12 tiếng đồng hồ liên tiếp cho tới lúc bạn đề nghị A về nhà nghỉ. A thản nhiên không biết đến qui luật xã hội là khi đến làm việc nhà người khác thì không làm cả trong giờ ăn tối của gia đình và cả giờ ngủ ban đêm.
Việc thiếu nhạy cảm với lề thói xã hội, sự ẩn ý trong lời nói của người khác; gặp khó khăn trong việc xếp đặt mục tiêu và lên cách thức thực hiện công việc, điều này làm cản trở sự hòa nhập của người tự kỷ cho dù họ có tài năng giỏi dang.
Vì vậy sự đồng hành của giáo viên, gia đình, bạn bè và xã hội đối với người tự kỷ là vô cùng cần thiết để họ phát triển tri thức lẫn văn hóa xã hội và các kỹ năng cơ bản khác trong đời sống hằng ngày phải không nào?
Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành và hỗ trợ quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ, để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể, được hỗ trợ để trẻ tự kỷ phát triển tri thức lúc còn nhỏ cũng như đến tuổi trưởng thành. Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!
Tài liệu tham khảo
“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn