Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Tìm hiểu về trẻ tự kỷ

Hội chứng rối loạn tử kỷ (tên tiếng Anh là: Asperger syndrome viết tắt là AS hoặc Asperger disorder viết tắt là ASD) là một dạng hội chứng bệnh rối loạn về sự phát triển thường gặp ở trẻ em theo thể dạng rối loạn phát triển lan tỏa thuộc phổ nhẹ và có khả năng cao nhất dẫn đến chứng tự kỷ. Bệnh này biểu hiện phổ biến ở các bé trai với tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp ba lần so với bé gái. Những trẻ em bị mắc chứng rối loạn tự kỷ này sẽ gặp bất lợi trong cuộc sống do thiếu nhiều kỹ năng sống và kỹ nănggiao tiếp xã hội tuy vậy, một số trẻ bị bệnh này lại có những lợi thế về khả năng và tố chất đối với toán học, kỹ thuật và tin học.
daytretuky.edu.vn
Đặc điểm
Hội chứng rối loạn tự kỷ được bác sĩ nhi khoa người Áo là Hans Asperger mô tả vào năm 1944, trong nghiên cứu của mình, Hans Asperger mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ và dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội. Những nghiên cứu sau đó đã làm rõ và chỉ ra những người mắc bệnh rối loạn tự kỷ nằm ở trung gian giữa khoảng trẻ em tự kỷ và trẻ em bình thường nhưng gần với mức bình thường hơn.Những trẻ mắc hội chứng này thường dễ can thiệp, tác động, nhất là được phát hiện sớm, và có thể trở thành trẻ gần như bình thường. Một số đặc điểm thường thấy đối với trẻ em mắc bệnh rối loạn tự kỷ gồm:
Kỹ năng sinh hoạt kém
Khác với trẻ em tự kỷ thường chậm nói và kém phát triển trí tuệ, các em bị mắc hội chứng rối loạn tự kỷ phần lớn vẫn nói bình thường, thậm chí nói khá nhiều, và có trí tuệ trung bình, khá tuy vậy những em mắc chứng này lại có nhiều biểu hiện của sự vụng về, hậu đậu và kém về các kỹ năng cần có của một đứa trẻ. Thường gặp như:
Những trẻ em bị bệnh này thường có vốn từ vựng nhiều, nhưng lại hay nói năng rườm rà, không đúng hoàn cảnh, hoặc hay nói lan man khi được hỏi những điều đơn giản
Kỹ năng xã hội, khả năng giao tiếp, tương tác tác hội tương đối kém, các em không biết chủ động giao tiếp và gặp khó khăn trong việc sử dụng cử chỉ như nét mặt, điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể… để diễn đạt mình cần gì và muốn gì. Đặc biệt là các em giao tiếp bằng ánh mắt kém nhìn đờ dẫn, vô cảm đồng thời ít có khả năng hiểu được người đối diện nói gì. Những trẻ này thường có khuynh hướng thích sống cô đơn.
Khả năng phối hợp vận động tay chân của các em không tốt ngay cả nhưng vận động đơn giản, điều này khiến trẻ rất vụng về, lóng ngóng và hậu đậu, một số trẻ chân tay lóng ngóng đến mức không thể tự mình đi vệ sinh.
daytretuky.edu.vn
Lập dị
Theo một số nghiên cứu thì những người bị hội chứng rối loạn tự kỷ ngoài việc có thể biểu hiện nhiều dạng rối loạn thần kinh từ nhẹ đến nặng như kém giao tiếp trong cộng đồng, thích đơn độc và đặc biệt là thường có các thay đổi về tính cách ví dụ như nhiều người thường xuyên bị ám ảnh, lo lắng thái quá về các vấn đề mình quan tâm nhưng lại thờ ơ với những sinh hoạt khác của xã hội, gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn tả các ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống.
Mặc dù sự phát triển về ngôn ngữ có vẻ bình thường nhưng do bị bệnh nên đối tượng này không hiểu được những câu nói phức tạp, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ ở từng ngữ cảnh khi giao tiếp. Trong nghiên cứu của mình, Hans Asperger mô tả những bệnh nhân này như một bệnh tâm thần kích động, hoạt động thái quá của bệnh tự kỷ và tình trạng mất khả năng học tập ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, tính giác, vị giác, khứu giác của người bị hội chứng rối loạn tự kỷ thường nhạy cảm và dễ bị âm thanh, ánh sáng gây kích động. Những người này có cảm nhận thế giới quanh mình rất khác biệt, vì thế cách xử sự có vẻ kỳ quặc, lập dị do sự khác biệt trong hoạt động của hệ thần kinh mà không phải là biểu hiện của bất lịch sự hoặc do hậu quả của một nền giáo dục không chu đáo. Chính vì lối sống như vậy trên trẻ mắc bệnh rối loạn tự kỷ thường bị các bạn trẻ cùng lứa xa lánh, hay trêu chọc hoặc là nạn nhân của những lần bắt nạt, hiếp đáp
daytretuky.edu.vn
Khả năng bất thường
Tuy có những biểu hiện của những đứa trẻ vụng về, hậu đậu, lóng ngóng và lập dị nhưng bên cạnh đó một số trẻ em bị mặc bệnh hội chứng rối loạn tự kỷ lại có tư duy tốt, một số trẻ có khả năng vượt trội so với các trẻ em bình thường. Những biểu hiện thường thấy như có đứa trẻ chỉ mới 2-3 tuổi mà có thể đọc sách vanh vách hay biết làm toán, nhiều trẻ tự kỷ biết đọc sớm và có sự ham thích kỳ lạ với chữ và con số, nhiều trẻ có khả năng vượt trội do có tư duy về toán, kỹ thuật tốt biểu hiện ra nhiều trẻ từ nhỏ đã có sở thích đặc biệt về mặt tri thức như toán, vật lý, có khả năng đọc sách, đọc thuộc lòng thơ, truyện, say mê nghiên cứu máy móc, đồ điện tử, tin học…
Trẻ cũng có thể có trí nhớ phi thường, khả năng tự học những gì mình yêu thích và thường được cho là khả năng bất thường, thậm chí được gọi là thần đồng. Khoảng 10% số trẻ tự kỷ có đặc điểm này. Tuy nhiên, sự thông minh kỳ lạ này thường chỉ biểu hiện ở một vài khía cạnh, còn xét về tổng thể, trẻ vẫn bị rối loạn phát triển. Mặt khác, nhiều bé tuy có khả năng đọc vanh vách nhưng lại không hiểu gì hoặc có thể hết bảng cửu chương, nhưng không làm được phép tính đơn giản là .
Có ý kiến cho rằng đôi khi những đứa trẻ bị rối loạn tự kỷ lại có chỉ số thông minh (IQ) đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực và cũng có những ý kiến nhận định và đề xuất 2nhà bác học lỗi lạc là Newton và Einstein bị nghi ngờ là đã mắc bệnh điên, lập dị, tự kỷ, và giả thuyết những bộ óc thiên tài thường gắn liền với các vấn đề bất thường về tâm lý(bác học khùng). Trường Đại học tổng hợp Cambridge và Oxford của Anh cho rằng cả hai ông bác học này đều có tính lập dị vốn là biểu hiện của hội chứng rối loạn tự kỷ. Ví dụ như những giai thoại kể lại rằng bác học Einstein hay lẩm bẩm liên tục một câu nói, thích sống cô đơn, không giỏi trong giao tiếp, là một diễn giả nói năng lẩm cẩm, khiếu người nghe rất khó hiểu. Newton thì có biểu hiện lập dị trong cuộc sống, ông là người nói năng khó khăn, thường quên ăn, thờ ơ, lãnh đạm, khi ông thuyết giảng, tuy không còn ai nghe nhưng ông vẫn tiếp tục giảng trong một giảng đường không còn một người nào và vào tuổi 50, ông mắc bệnh thần kinh dẫn đến tình trạng chán nản và hoang tưởng.
Nguyên nhân
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh hội chứng rối loạn tự kỷ và cũng chưa có thuốc đặc hiệu nào để điều trị đặc hiệu, dù vậy một số yếu tố sau được coi là có liên quan đến hội chứng rối loạn tự kỷ gồm:
Tổn thương não thực thể: Những tổn thương này có thể xảy ra ở thời kỳ bào thai như bà mẹ bị nhiễm virus, sản giật, nhiễm độc thai nghén, suy dinh dưỡng bào thai… tổn thương xảy ra khi sinh như đẻ non, trẻ ngạt khi sinh, phải có sự can thiệp sản khoa như mổ, hoặc những tổn thương đối với trẻ sau khi sinh như vàng da bệnh lý, suy hô hấp phải thở máy…
Yếu tố di truyền: Một số biểu hiện dược cho là do một nhóm gene quy định ví dụ như trẻ có thân nhân bị tâm thần phân liệt.
Yếu tố về môi trường như trường hợp trẻ bị nhiễm độc kim loại nặng như thuỷ ngân, chì.
Ngoài ra, trẻ ít hoặc kém vận động khi 7 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh này vì nó góp phần làm sẽ làm giảm khả năng ngôn ngữ, sự phát triển về nhận thức và kỹ năng xã hội khi trẻ lớn lên. Trẻ sinh nhẹ cân khả năng tăng 5 lần nguy cơ phát triển chứng tự kỷ hơn so với những đứa bé có thể trọng bình thường
Dấu hiệu
Hội chứng rối loạn tự kỷ thường bắt đầu từ trẻ em trong đó có một số dấu hiệu có thể giúp chẩn đoán trẻ có mắc bệnh rối loạn tử kỷ như.
Trẻ gần như không có giao tiếp bằng mắt hay các giao tiếp không lời như gật đầu, lắc đầu, chỉ tay.
Trẻ không chơi với ai, chỉ một mình, không quan tâm, biểu lộ tình cảm với người khác, nhìn người như nhìn đồ vật.
Chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói, có nói nhưng đảo lộn cấu trúc câu, hoặc ngôn ngữ dập khuôn trùng lặp ví dụ như người lớn hỏi gì, trẻ không trả lời được mà lặp lại chính câu hỏi.
Không biết chơi đồ chơi, chỉ cầm lên đập đập rồi ném đi.
Một số trẻ lại có sự quan tâm dai dẳng đến các chi tiết của đồ vật một cách say sưa mê mẫn.
Một số trẻ có sự ham thích kỳ lạ đối với một số đồ vật như thường bị cuốn hút bởi những vận động khác thường như thích nhìn quạt trần xoay, đèn, nhìn chăm chú vào nơi có ánh sáng và đặc biệt một số trẻ rất thích xem chương trình quảng cáo trên truyền hình.
Một số em có những cử chỉ tay chân bất thường, dập khuôn như vê tay, xoắn vặn tay, không quan tâm đến ngoại cảnh nên trẻ tự kỷ gần như không biết sợ.
Không bắt chước như mọi trẻ em khác, không thích nghi với sự thay đổi.
Thính giác, khứu giác, vị giác cũng bất thường, thậm chí có trẻ không chịu ăn cơm, chỉ ăn chất bẩn, ăn cứt.
Một số trẻ rất hiếu động nhưng một số khác lại lờ đờ, đờ dẫn và ù lì.
Một số biểu hiện sớm khác từ sau 18 tháng tuổi như khóc nhiều, nhận biết kém, ít quan tâm đến bố mẹ, không biết lạ quen, mắt nhìn xa xăm.
Một số biểu hiện khác gồm:
Có dấu hiệu thiếu kỹ năng xã hội trầm trọng, trẻ mắc bệnh này khó chơi với trẻ cùng tuổi mình và thậm chí là duy trì được một cuộc trò chuyện.
Có xu hướng kém cỏi trong kỹ năng vận động tinh tế, ví dụ như trẻ khó khăn trong việc phối hợp nên không thể thả được một khối vuông vào trong một ô vuông.
Trẻ có trục trặc về giác quan.
Kỹ năng ngôn ngữ có vấn đề, trẻ có thể nhận diện các từ vựng vượt quá trình độ của mình nhưng lại khó khăn trong việc sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ.
Tinh thần và các biểu hiện thể chất không bình thường, trẻ hay cảm thấy lo lắng, trầm cảm, rối loạn phản kháng.
Có những sở thích đặc biệt, trẻ có một mối quan tâm đặc biệt nào đó và quá bị ám ảnh.
Trẻ có những hành vi khác thường.
Điều trị
Nếu không điều trị kịp thời, những trẻ em bị hội chứng này có thể trở nên tự kỷ và gặp rất nhiều khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống, một số trẻ có khả năng thông minh nhưng mắc bệnh này cũng có thể mất đi khả năng tốt đó và chỉ còn lại là một đứa trẻ không có khả năng hòa nhập với cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.
Một trong những liệu pháp hiện nay là gia đình, gia đình phải phối kết hợp nhuần nhuyễn với các thầy giáo, cô giáo, bảo mẫu, gia sư để không ngừng tìm tòi ra những cách thức giáo dục phù hợp, giúp trẻ khắc phục những điểm yếu như tập trung vào giảng dạy cách thức giao tiếp, ứng xử, các kỹ năng sống cơ bản, tăng cường khả năng vận động cho trẻ và có thể kết hợp phát huy các tố chất thế mạnh như khả năng tư duy thiên về kỹ thuật, toán, tin học…
Ngoài ra phát hiện càng sớm thì việc can thiệp càng hiệu quả và càng giúp trẻ dễ hòa đồng với môi trường, xã hội, tốt nhất là trong 3 năm đầu đời cho nên các bậc phụ huynh cần luôn quan tâm theo sát từng mốc trưởng thành của con, tham khảo thêm các thang đánh giá về chuẩn phát triển theo độ tuổi, các dấu hiệu bất thường… để kịp thời phát hiện và trị liệu, mang đến cơ hội được hòa nhập và sống như những người bình thường cho trẻ.
Theo nghiên cứu thì khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Thời điểm can thiệp: Từ 18-36 tháng tuổi, khi trẻ đang học nói, cũng là lúc não phát triển nhanh nhất
Nội dung can thiệp, các biện pháp, cách thức giáo dục, bảo ban chỉ dẫn cho trẻ
Sự kiên trì của bố mẹ trong việc theo dõi từng hành vi, cử chỉ, biểu hiện của con cái.
Các bậc cha mẹ có con bị bệnh cần dành nhiều thời gian chơi với con hơn so với đứa trẻ bình thường và trẻ cần được đưa đến thật nhiều ở những nơi công cộng, nơi có đông người để học nói, học giao tiếp, rèn luyện khả năng tập trung chú ý, hoặc cho trẻ sớm đi học mẫu giáo.

TƯ VẤN GIA SƯ CHO TRẺ TỰ KỶ LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT