Trẻ tự kỷ bày tỏ tình cảm như thế nào?
Trẻ nhỏ thích được ôm ấp, vỗ về nhưng cha mẹ của trẻ tự kỷ nói rằng trong khi em muốn được ôm ấp thì em chỉ thích làm vậy khi nào em muốn. Em là người quyết định lúc nào cho ôm hôn hay vuốt ve, và trong bao lâu. Có một số trẻ tự kỷ không bày tỏ tình thương yêu, quyến luyến những cũng có trẻ quấn lấy chân mẹ, hay vùi đầu vào vai mẹ, tuy nhiên trẻ không nhìn vào mặt mẹ và cũng không líu lo mừng rỡ khi gặp lại mẹ sau vài phút bị dẫn sang phòng khác trong cuộc thử nghiệm. Có trẻ tự kỷ thay vì chạy vào lòng mẹ, vào hai tay mẹ dang ra thì lại quay lưng đi thụt lui vào lòng mẹ tức là không đối diện với mẹ.
Chuyện lý thú là cha mẹ tỏ ra thích thú với tật này của con, đáp lại bằng cách dang tay chờ con tới thay vì lại gần bế con lên, có lẽ cha mẹ biết một cách vô thức cái mà trẻ muốn, cái làm trẻ hài lòng. Vì trẻ tự kỷ bày tỏ tình cảm một cách khác lạ nên khi định bệnh chuyên gia thường xem là sự ôm ấp thương yêu xảy ra khi nào, như thế nào và thường xuyên ra sao, cũng như khi ôm ấp thì trẻ có nói gì, phát ra âm gì tỏ sự vui vẻ hay có chịu nhìn vào mặt người khác lâu hay không.
Cha mẹ cũng thấy lạ lùng về việc trẻ tự kỷ không tỏ ra muốn được an ủi khi bị sợ hãi, đau đớn. Trẻ sự sấm chớp thì thay vì chạy đi tìm mẹ, em lại trèo lên giường trùm mền kín mít cho tới khi hết giọng gió, điều đó cho thấy khi hết sức lo lắng, kinh hoảng thì điều trẻ muốn nhất là cô lập mình với người khác thay vì gần gũi. Điều này có thể thấy từ lúc nhỏ, cha mẹ nhớ lại rằng khi con khóc thì ba mẹ làm trẻ dịu bằng cách đặt vào nôi tỏ ra có hiệu quả hơn là bế con lên, hay nói lời âu yếm với con. Khi ấy cha mẹ không nghi ngờ là con tự kỷ và tỏ ra không lo lắng với việc trẻ nguôi khóc nếu nằm trong nôi.
Tới tuổi đi học gặp đau đớn, bực bội hay đói bụng thì trẻ tự kỷ cũng la khóc nhưng không hướng tình cảm vào một người, trong khi trẻ bình thường sẽ vừa khóc vừa ngó người khác để canh chừng phản ứng, xem nước mắt và sự la hét của mình có hiệu quả ra sao.
Do vậy việc quan sát trẻ tự kỷ biểu hiện tình cảm như thế nào cũng giúp giáo viên can thiệp và gia đình hiểu được khó khăn của con hơn, để có thêm kiến thức và không hoang mang trong việc dạy trẻ tự kỷ.
Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành cùng quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ. Trẻ được hỗ trợ với đội ngũ giáo viên can thiệp giàu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm đến từ các trường Đại học chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục đặc biệt để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể dù biết rằng quãng thời gian này không hề ngắn ngủi chút nào nhưng họ vẫn sẽ đến tận nhà để nỗ lực cùng trẻ và gia đình.Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!
Tài liệu tham khảo
“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.
“Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ”, Cô Trần Kim Phấn, cô Nguyễn Thị Phước dịch, BS Phạm Ngọc Thanh hiệu đính.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 091 315 0242 – 097 857 3607 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn