Nhiều câu hỏi được đặt ra về Trắc nghiệm về trí thông minh ở trẻ tự kỷ như: Trắc nghiệm về trí thông minh ở trẻ tự kỷ có mục đích gì? Cha mẹ có thể đánh giá điều gì qua kết quả trắc nghiệm đó?
Đây cũng là trắc nghiệm để đo lường mức chậm phát triển . Cha mẹ có thể ngần ngại đối với trắc nghiệm này, nhưng nó quan trọng vì kết quả cho biết con bạn phát triển ra sao vào một thời điểm nào đó. Cha mẹ còn e sợ con có thể bị khám phá là chậm phát triển kèm với chứng tự kỷ, quả thật là khoảng 70% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển ít nhiều. Khi mới có thẩm định một trẻ nhỏ thì khó mà tiên đoán mức độ phát triển ra sao, nhưng người ta có thể biết là có chậm phát triển hay không, và cho biết phần nào là trẻ học mau hay chậm, cũng như mức phát triển về sau có thể tiến xa đến bậc nào.
Định bệnh chậm phát triển có nghĩa trẻ học đa số các việc chậm hơn bình thường, và về sau thì khả năng lý luận và hành động của trẻ không được phát triển trọn vẹn. Chữ “chậm phát triển” vì vậy có thể làm cha mẹ hiểu lầm là nếu “chậm” thì cuối cùng trẻ cũng phát triển được bình thường tuy có lâu hơn, sự thực không phải vậy và cha mẹ nên biết rõ về tình trạng của con. Nếu không dùng chữ này mà dùng chữ “trì độn” thì thiếu tế nhị trong lúc cha mẹ đang choáng váng với lời định bệnh tự kỷ. Tùy theo mức nặng nhẹ của tật chậm phát triển mà trẻ cần những phương pháp chỉ dạy khác nhau để phát triển tốt đẹp tiềm năng của con mình.
Mục đích của việc đo chỉ số thông minh (Intelligent quotient, IQ) là xác định một cách tương đối ưu khuyết điểm về mặt trí tuệ của trẻ, để tìm cách soạn phương pháp học tập với khả năng và khuyết tật của em, cùng thay đổi có thể có được tới mức nào, bao lâu thì có? Trong đa số trường hợp mức chậm phát triển có thể được xác định khá chắc chắn vào lúc trẻ được năm tuổi hay có khi sớm hơn.
Trắc nghiệm với trẻ tự kỷ đòi hỏi có chuyên môn đặc biệt, huấn luyện và kinh nghiệm, người nào không thường làm việc với trẻ tự kỷ hay không hiểu các đặc tính về khiếm khuyết tri thức của chứng tự kỷ thì khó có thể thực hiện tốt. Nhiều trẻ nhỏ tự kỷ la hét, gào khóc trong suốt buổi trắc nghiệm vì chúng không thích việc làm theo ý người khác. Thực chất đây là chi tiết quan trọng về trẻ. Chúng ta cũng nên biết qua hai trắc nghiệm về trí thông minh, một về thông minh không lời (non verbal intelligence) và hai là thông minh bằng lời (verbal intelligence), để hiểu chữ dùng trong bản kết quả trắc nghiệm.
Ngôn ngữ tiếp nhận: là khả năng của trẻ trong việc hiểu lời ai nói với chúng, và đo lường bằng cách cho trẻ xem một số hình và hỏi cái nào là hình con chó.
Ngôn ngữ diễn đạt là khả năng nói, trẻ biết dùng ngôn ngữ có ý nghĩa. Nhiều trẻ nhỏ tự kỷ nói được nhiều mà chỉ lặp đi lặp lại và không hiểu mình nói gì.
Gần như tất cả trẻ tự kỷ đều có kết quả thấp về khả năng nói và thực tế là khả năng nói gần như luôn luôn bị hạn chế ở trẻ tự kỷ. Trường hợp ngoại lệ là trẻ tự kỷ nào có ký ức tuyệt hảo, nhắc thành thạo chuyện nghe được trên truyền hình hay băng video, nhưng không hiểu được ý nghĩa chuyện nói gì.
Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành cùng quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ, sau khi làm việc về Thử nghiệm y khoa và chuyên gia trong định bệnh tự kỷ, trẻ được hỗ trợ với đội ngũ giáo viên can thiệp giàu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm đến từ các trường Đại học chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục đặc biệt để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể dù biết rằng quãng thời gian này không hề ngắn ngủi chút nào nhưng họ vẫn sẽ đến tận nhà để nỗ lực cùng trẻ và gia đình. Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!
Tài liệu tham khảo
“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.
“Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ”, Cô Trần Kim Phấn, cô Nguyễn Thị Phước dịch, BS Phạm Ngọc Thanh hiệu đính.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn