Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Sự phát triển của chứng tự kỷ

Sự phát triển của chứng tự kỷ

       Mỗi giai đoạn trong đời đều có những thách đố mới cho trẻ tự kỷ và gia đình. Những năm trước khi đi học và sau khi học xong có vẻ ít căng thẳng hơn và người tự kỷ có nhiều cơ hội hơn để sống hòa vào cộng đồng mà ít bị để ý, còn trong những năm đi học trẻ tự kỷ thường bị đặt vào môi trường mà khả năng nhận thức và giao tiếp của trẻ bị giáo viên, bạn học hoặc chính với trẻ đánh giá, gây nên sự thất vọng cho trẻ.  Khi có khả năng trí tuệ bình thường, người tự kỷ có thể nghĩ ra cách thích ứng với xã hội để bù đắp cho những giới hạn của họ, tuy nhiên sống với chứng tự kỷ là cuộc đấu tranh không ngừng, mỗi tuổi hay mỗi giai đoạn phát triển đều mang lại những xáo trộn riêng.

Sự phát triển của người tự kỷ

Sự phát triển của người tự kỷ

     Nguyên nhân của chứng tự kỷ đến nay chưa được xác định rõ và chính xác, dó đó chúng ta không thể biết được các rủi ro nào có thể gây ra bệnh cũng như có trẻ nào đã tránh được những rủi ro ấy nếu có hay chưa. Hiện tại chưa có cách nào để chữa trị dứt điểm chứng tự kỷ nên cũng không thể xác định yếu tố có thể làm giảm bớt triệu chứng. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng trẻ tự kỷ nào biết nói khá đủ lúc 5 đến 6 tuổi thì có khả năng nhiều hơn về mặt trí tuệ và giao tiếp xã hội hơn trong tương lai sau này.

Vì sao chúng ta chỉ có thể suy đoán sự phát triển của chứng tự kỷ dựa vào việc quan sát trẻ từ năm 3 đến 5 tuổi?

Thiếu tài liệu về hai năm đầu tiên:

Hầu hết trẻ được chẩn đoán là tự kỷ trong khoảng 2, 5 đến 3 tuổi vì trước đó cha mẹ và bác sĩ nhi khoa không nhận ra được các triệu chứng của trẻ tự kỷ. Hệ quả là tới lúc hơn 3 tuổi trẻ tự kỷ mới được giới thiệu đi thăm khám hoặc gia đình tìm hiểu, nên chúng ta dường như không thể có kết luận về chứng tự kỷ lúc thơ ấu. Nhà chuyên môn không có được quan sát trực tiếp với trẻ mà chỉ có thể nghe qua lời thuật lại theo trí nhớ của cha mẹ hay người chăm sóc trẻ, đây được coi là nguồn thông tin duy nhất hoặc cha mẹ có thêm băng video quay lại cảnh sinh hoạt của trẻ trước khi trẻ được chẩn đoán tự kỷ mà gia đình cung cấp.

Nhiều cha mẹ vẫn nói rằng họ không nghi ngờ có gì khác lạ trong năm đầu tiên của trẻ, một số mô tả con “ngoan quá”, theo nghĩa trẻ chịu nằm yên trong nôi không giơ tay đòi bế và ít khóc, không tỏ vẻ khó chịu lo lắng khi vắng cha mẹ hay người chăm sóc, cha mẹ không thấy có gì khác thường về con cho đến khi trẻ được 15 đến 20 tháng tuổi. Kể cả đối với cha mẹ đã có con trước đó rồi cũng không mô tả là trẻ tự kỷ có gì khác với những trẻ kia lúc còn nhỏ; tới lúc trẻ được 2,5 đến 3 tuổi họ mới nhận ra sự bất thường của trẻ, đa số trường hợp cha mẹ nói rằng họ lo lắng trong năm thứ hai của trẻ khi trẻ chưa chịu nói/ chưa có ngôn ngữ diễn đạt hay ngôn ngữ hiểu kém hơn so với những bé còn lại.

Những video quay lại ở nhà lúc còn nhỏ được gia đình cung cấp cũng là một nguồn thông tin hữu dụng, tuy nhiên cũng có những giới hạn nhất định, bởi lẽ người ta thường quay video trong trường hợp trẻ vui, hoạt động thú vị, hay các dịp đặc biệt như tiệc sinh nhật…Video không bắt được hình ảnh bình thường hay hành vi hằng ngày của trẻ. Cách ứng xử của trẻ lúc ấy bị chi phối vì đông người, tiếng ồn ào xung quanh hoặc vì trẻ thấy đồ chơi lúc đó khác đồ chơi bình thường của trẻ nên không thể hiện.

Trẻ tự kỷ sẽ chậm nói hay không nói, gần như tất cả trẻ tự kỷ được chẩn đoán bệnh vào lúc 3 đến 5 tuổi được đánh giá là chậm phát triển, bởi tự kỷ thường đi kèm với chậm phát triển, đa số trẻ tự kỷ có mức phát triển tương tự như của trẻ bằng phân nửa tuổi của chúng tính theo năm tháng ( tức là tuổi phát triển chỉ bằn một nửa hoặc thấp hơn một nửa so với tuổi thực), khả năng nói lại chậm hơn thế nữa. Tới năm trẻ tự kỷ được 5 – 6 tuổi thì có thể xác định là trẻ nào không bị chậm phát triển và có thể sử dụng ngôn ngữ đúng cách. Những trẻ này cư xử rất khác lạ so với đa số trẻ tự kỷ. Do đó phụ huynh và giáo viên cần quan sát để hiểu được đầy đủ vấn đề và khó khăn của trẻ tự kỷ để hỗ trợ hiệu quả.

Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành và hỗ trợ quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ, để phụ huynh hiểu được sự phát triển của người tự kỷ, để trẻ hay họ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể. Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!

Tài liệu tham khảo

“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn

 

 

Bài viết liên quan

Cậu bé 16 tuổi viết chữ như đánh máy, nhưng mẹ cậu bé thở dài “đó là một căn bệnh”…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 sách lược hiệu quả để dạy trẻ TK (tóm lược) 10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
Giới thiệu Hình ảnh điển hình về trẻ em khuyết tật ở Việt Nam là những đứa trẻ trông không…
Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ
Giới thiệu Tự kỷ Là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn…
Hướng can thiệp trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển liên quan đến những bất bình thường, chậm, hoặc rối nhiễu…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ Sau đây là 10 sách lược hiệu quả nhất để…