Sinh hoạt, hành vi của trẻ tự kỷ như thế nào?
Có nhiều điều về cách trẻ quan sát và phản ứng với thế giới xung quanh cho việc chẩn đoán là trẻ bị tự kỷ hay không. Chúng ta đã nói về giao tiếp xã hội, ngôn ngữ. Bên cạnh đó, sở thích, vui chơi là điều thứ ba bị yếu kém nơi trẻ tự kỷ.
Óc tưởng tượng trong khi vui chơi của trẻ tự kỷ như thế nào? Cha mẹ nào đã có con khác trước khi sinh con bị tự kỷ gần như luôn luôn để ý là trẻ tự kỷ không chơi đồ chơi theo cách thường thấy. Chúng không tỏ ra thích cùng món đồ chơi vào lúc cùng tuổi như anh chị trước đó, hay tỏ ra không thích đồ chơi chút nào. Ai chưa có con và sinh con đầu lòng bị tự kỷ thì không có kinh nghiệm, nên có thể nghĩ rằng đồ chơi không hợp với mức phát triển của con và chạy đi mua đồ chơi khác, mua thêm cho con, nhưng cha mẹ nào nhiều kinh nghiệm biết rằng trẻ bình thường có thể chơi với bất cứ vật gì. Thường khi trẻ tự kỷ ít chơi với đồ vật, chúng đi quanh quẩn sờ mó những vật khác nhau mà không chơi lâu với vật nào. Trẻ cầm đồ chơi lên rồi một lúc sau bỏ rơi như không để ý, cách chơi này thất rõ trẻ tự kỷ bị chậm phát triển nặng nề.
Nếu có chơi thì việc chơi đùa có tính lặp đi lặp lại rất lâu, và cũng như trên trẻ tự kỷ nào bị chậm phát triển càng nặng thì có thói quan chơi lặp đi lặp lại lâu hơn. Người ta có thể rất khó mà ngăn cản hay làm gián đoạn việc chơi đùa như thể, và trẻ tỏ ra bực tức, giận dữ, tựa như truyền hình bị tắt vào lúc gay cấn của phim.
Sự khác biệt giữa trẻ tự kỷ và trẻ bình thường khi chơi đồ vật là trẻ tự kỷ không thêm tư tưởng, tình cảm hay diễn giải vào cái mà chúng thấy. Chẳng hạn trẻ bình thường nếu chơi trò gọi điện thoại sẽ cầm điện thoại lên, giả vờ bấm số rồi nói chuyện bập bẹ với ba mẹ, bà ngoại, bạn bè hay nói cả với con chó. Trẻ tự kỷ không làm được vậy, sự việc hoàn toàn nằm ngoài khả năng tưởng tượng của em, trẻ cũng sẽ cầm điện thoại lên, bấm số, rồi đặt xuống mà không bập bẹ giả vờ nói như trẻ bình thường.
Trò chơi thường lặp đi lặp lại lần nào cũng diễn biến giống hệt không thay đổi, nếu sự việc diễn ra một lần thì ta có thể cho đó là “sự sáng tạo”, nhưng ngày này sang ngày khác trẻ lập lại y như cũ. Trẻ M sẽ lấy muỗng, dao, nĩa trong bếp xếp thành hàng ngay ngắn trên bàn, và sẽ tỏ ra bực bội khi có ai đổi chỗ một món trong hàng ấy, nên mẹ thường chờ M đi ngủ để dẹp những món này. Qua hôm sau nếu thấy vật bị cất đi thì M sẽ lấy ra trở lại và xếp thành hàng y hệt như trước.
Do vậy việc hiểu biết được sở thích, cách vui chơi đặc biệt của trẻ tự kỷ góp phần rất lớn vào việc hỗ trợ và hiểu trẻ, nhờ đó gia đình và giáo viên có thể can thiệp đúng lúc cũng như dễ dàng phân tích được sự khác nhau của trẻ tự kỷ và trẻ bình thường.
Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành cùng quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ. Trẻ được hỗ trợ với đội ngũ giáo viên can thiệp giàu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm đến từ các trường Đại học chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục đặc biệt để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể dù biết rằng quãng thời gian này không hề ngắn ngủi chút nào nhưng họ vẫn sẽ đến tận nhà để nỗ lực cùng trẻ và gia đình.Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!
Tài liệu tham khảo
“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.
“Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ”, Cô Trần Kim Phấn, cô Nguyễn Thị Phước dịch, BS Phạm Ngọc Thanh hiệu đính.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn