Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Phát triển về giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

Phát triển về giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

         Phát triển về giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ được coi là yếu tố rất quan trọng đáng lưu tâm đối với các nhà chuyên môn, giáo viên và phụ huynh trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ.

Một đặc điểm của chứng tự kỷ kéo dài suốt đời xuất hiện ngay từ thuở nhỏ là trẻ ít khi ngước nhìn lên người chăm sóc khi trẻ chơi với đồ vật so với trẻ bình thường, ngay cả khi đó là đồ chơi lý thú, ngộ nghĩnh. Dường như trẻ không có sự chia sẻ mình với người khác. Trường hợp trẻ không ngước nhìn theo hướng tay chỉ của người khác thì đó chính là trẻ không chia sẻ sự chú ý của người khác với chúng. Giáo viên và phụ huynh kiên nhẫn chỉ dạy thì trẻ vẫn có thể phát triển được việc chia sẻ này, góp phần phát triển về giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ, tuy nhiên cần thời gian rất lâu nhé!

Có những trẻ tự kỷ có thể tham dự vào hành động cùng chú ý với người khác như đọc sách chung, xem sách hình chung thì trẻ đó biết quan tâm đến tình cảm và tâm trí của người khác hơn so với trẻ ít chịu cùng chú ý. Đồng thời, trẻ nào chịu hòa đồng và giao tiếp với người khác nhiều hơn thì dễ có tiến bộ về ngôn ngữ hơn trẻ ít chịu giao tiếp, do vậy giáo viên cần lên chương trình can thiệp vào những hành vi chú ý cũng như hòa đồng, giao tiếp vì đây là dấu hiệu mạnh mẽ để xác định chứng tự kỷ.

Phát triển về giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

Phát triển về giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

Yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc biết nói hay diễn đạt ngôn ngữ của trẻ tự kỷ là việc trẻ biết chú ý đến người khác. Cử chỉ thường thấy nhất nổi bật nhất đó là sự chỉ tay về vật trẻ muốn hay muốn người đối diện nhìn theo.Ngoài việc không nhìn theo tay chỉ của người khác, trẻ tự kỷ cũng không bắt chước được cử chỉ của họ, trẻ vẫn giữ nguyên ánh mắt một điểm cố định, trẻ không ghi nhận hay thể hiện khả năng hiểu ý nghĩa cử chỉ của người khác thay vì thay đổi hướng nhìn hay nghiêng đầu.

Việc trẻ không chú ý làm giảm cơ hội cho trẻ học cách tham dự vào sinh hoạt xã hội, vì trẻ không nhìn ngắm sự việc theo quan điểm của người lớn một cách thông thạo để bắt chước được, trẻ chỉ ngước nhìn với mong đợi người đó có thể lấy đồ vật ngoài tầm tay, hay để giúp trẻ như mở nắp hộp chẳng hạn.

Trẻ khuynh hướng không nhìn vào mặt người khác để có được thông tin. Theo đó trẻ cũng không có khả năng học về những hoàn cảnh xung quanh qua người khác để biết cách đáp ứng hành vi thích hợp. Trẻ tự kỷ khiếm khuyết về mặt này do đó trẻ có nhận xét yếu kém về hoàn cảnh, mà cũng không hiểu được cảm xúc và mối liên hệ. Điều này khiến trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn phát triển về giao tiếp xã hội. Trẻ tự kỷ lạc lõng trong xã hội và xã hội cũng trở nên khó hiểu đối với chúng.

Khi hiểu được những điều như trên, chúng ta, giáo viên can thiệp và quý phụ huynh hiểu được về tính dửng dưng và vô cảm xúc, không đáp ứng là đặc điểm chính của chứng tự kỷ. Trẻ bình thường hay trẻ chậm phát triển khi làm xong việc gì, ví dụ như ráp hình thường nhìn lên cha mẹ, giáo viên để mỉm cười, trẻ chờ được khen ngợi, hân hoan vui vẻ. Còn đối với trẻ tự kỷ, trẻ tự mỉm cười với trẻ chứ không nhìn lên người lớn để chờ hay đáp ứng lại với lời khen, trẻ dường như không biểu lộ cảm xúc, hướng tầm nhìn đi chỗ khác hay đổi tư thế quay lung lại với ai đã khen trẻ.

Việc thiếu tính thông cảm và hiểu được tâm tình của người khác mà trẻ thường lộ ra cũng là yếu tố đáng chú ý. Chúng ta cùng xem xét thử nghiệm được thực hiện là khi cha mẹ giả bộ đau ốm và nằm xuống sàn nhà:

– Trẻ bình thường và trẻ chậm phát triển tiến lại gần, nhìn vào mặt cha mẹ để lượng xét tình trạng, trẻ tỏ ra quan tâm và tìm cách an ủi mẹ như vuốt tóc hay cầm tay mẹ, có khi trẻ còn có thể khóc vì lo lắng.

– Ngược lại ở trẻ tự kỷ dường như không chú ý đến sự việc đang xảy ra đó, trẻ không nhìn vào mắt mẹ, không có hành động an ủi.

Một thử nghiệm khác, bà mẹ giả vờ đập búa trúng tay mình khi đóng đinh:

– Trẻ bình thường và trẻ chậm phát triển lo lắng thấy rõ và thường an ủi bằng cách ôm mẹ hay vuốt tay.

– Đối với trẻ tự kỷ, đa số thường làm ngơ với tiếng kêu đau đớn của mẹ và tiếp tục chơi đùa không thấy có gì xáo trộn.

Lý giải cho điều này, chúng ta hiểu rằng bởi vì trẻ tự kỷ ít chú ý đến cảm xúc người khác, trẻ có ít hiểu biết về hành vi nên làm theo lệ thường là vuốt ve an ủi trong trường hợp đó.Tuy nhiên cũng có những trẻ tự kỷ biết chia sẻ cảm xúc và tỏ ra thông cảm với người khác. Do vậy việc can thiệp hỗ trợ từ nhà chuyên môn, giáo viên can thiệp và quý phụ huynh trong việc phát triển về giao tiếp xã hội ở trẻ tự kỷ là điều vô cùng cần thiết cho sự hòa nhập của trẻ với thế giới xung quanh.

Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành và hỗ trợ quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ, để hỗ trợ phát triển về giao tiếp xã hội ở trẻ tự kỷ cũng như tất cả các kỹ năng khác . Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!

Tài liệu tham khảo

“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn

 

Bài viết liên quan

Cậu bé 16 tuổi viết chữ như đánh máy, nhưng mẹ cậu bé thở dài “đó là một căn bệnh”…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 sách lược hiệu quả để dạy trẻ TK (tóm lược) 10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
Giới thiệu Hình ảnh điển hình về trẻ em khuyết tật ở Việt Nam là những đứa trẻ trông không…
Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ
Giới thiệu Tự kỷ Là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn…
Hướng can thiệp trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển liên quan đến những bất bình thường, chậm, hoặc rối nhiễu…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ Sau đây là 10 sách lược hiệu quả nhất để…