Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Nguyên do của những cử động lạ lùng của trẻ tự kỷ

Nguyên do của những cử động lạ lùng của trẻ tự kỷ

       Có nhiều giả thuyết và giải thích cho những cử động lạ lùng của trẻ tự kỷ. Một giải thích nói rằng chúng là dấu hiệu cho biết kích thích nào đó vượt quá mức chịu đựng của trẻ và sinh ra cử động. Kích thích này có thể là từ ngũ quan hay tâm lý, thí dụ như thấy đói bụng hay khát nước tới một mức nào đó thì trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ la khóc cho biết trẻ đang cảm thấy không thoải mái, càng lớn dần thì mức chịu đựng này càng tăng và trẻ một tuổi sẽ bớt la khóc hơn trẻ sơ sinh. Cử động rập khuôn máy móc cũng là một hình thức muốn nói kích thích đi quá mức, tuy nhiên trẻ tự kỷ càng lớn thì cử động rập khuôn hóa phức tạp hơn, đi kèm với việc chăm chú xem kỹ một số vật.  

Nguyên do của những cử động lạ lùng của trẻ tự kỷ

Nguyên do của những cử động lạ lùng của trẻ tự kỷ

Giải thích khác nói rằng trẻ tự kỷ có những cử động lạ này vì chúng làm trẻ cảm thấy dễ chịu thoải mái. Người ta để ý thấy trẻ có cử chỉ như vung vẩy bàn tay, cánh tay, căng thẳng người khi xem ra không có gì khiến chúng phải làm vậy, hay khi không có gia tăng kích thích cho ngũ quan. Lúc đó cử động rập khuôn là trọng tâm sinh hoạt và có vẻ như rất thích thú đối với trẻ, trẻ mê mãi với việc lắc lư thân hình, phẩy tay liên tục tới mức quên đi khung cảnh bên ngoài, không muốn dự vào những sinh hoạt khác có thể có nhiều ý nghĩa hơn, cũng như ta khó gợi được sự chú ý của trẻ lúc ấy.

Lắc lư thân hình là một trong những cử động rập khuôn xảy ra sớm nhất mà cha mẹ nhận biết khi cha mẹ hồi nhớ lại sự phát triển ban đầu của con. Trẻ có thể lắc lư khi tập bò, hay tập đi, hay lúc kích thích của môi trường bắt đầu tăng, như sự ồn ào lên đến mức khó chịu, hay trẻ được đặt vào khung cảnh xa lạ, hay với người lạ. Chưa có nghiên cứu đặc biệt về cử động này nên cha mẹ có thể nêu thắc mắc nhưng không có câu trả lời tại sao.

Cử động khác cũng thấy lúc sớm của trẻ là trẻ tự kỷ đi bằng đầu ngón chân, hay xảy ra lúc trẻ bắt đầu tập đi và kéo dài trong ba hay bốn năm đầu, nhiều trẻ tự kỷ chỉ làm vậy khi có kích thích, nhưng một số trẻ gần như lúc nào cũng đi như thế. Giống như việc lắc lư thân hình, đi bằng đầu ngón chân không phải chỉ gặp ở trẻ tự kỷ mà có đến 50% trẻ bình thường cũng làm vậy, và chỉ có 25% trẻ tự kỷ là đi nhón gót chân, vì vậy cần phải có nhiều yếu tố khác để biết là trẻ có bị tự kỷ hay không, và cha mẹ không nên lo ngại quá mức khi thấy con nhón gót. Với trẻ tự kỷ đi bằng đầu ngón chân thì một số lớn tỏ ra hết sức bực bội khi mang giày, và chúng thường tìm cách tháo giày và vớ để đi nhón gót cho dễ.

Tật phẩy tay sinh ra thường ở năm thứ hai của trẻ, đó có thể chỉ phẩy bàn tay hay cánh tay, hay cả hai. Nó là dấu hiệu não bộ hoạt động không bình thường trong chứng tự kỷ, và một số trẻ mắc tật này. Khi con được 2, 3 tuổi và đi trường đặc biệt và xuất hiện tật ấy, cha mẹ có thể nghi ngại là không chừng con học nơi trẻ tự kỷ khác phẩy tay trong lớp, nhưng câu trả lời là không. Hoặc trẻ có tật này bẩm sinh hay không có, duyên cớ là từ não bộ trục trặc chứ không do bắt chước. Kích thích của môi trường có thể làm tật hóa nhiều hơn, thường hơn, mà cũng có những cách thức làm giảm bớt tật.

Trẻ tự kỷ cũng có tật đập đầu, nhưng tật này không thường bằng tật lắc lư thân hình và chỉ một số rất nhỏ trẻ làm như vậy. Nếu chúng không sinh ra tật này lúc bắt đầu biết nói hay biết cầm tay dẫn ( tức là biết cách liên lạc, bày tỏ ý muốn làm người khác hiểu được ý mình và không bực bội) thì có rất nhiều cơ may là chúng không sinh ra chứng đập đầu. Thường thường trẻ tự kỷ đập đầu vì bực bội, không diễn tả được ý mình, không làm người khác hiểu được mình muốn gì và kết quả  là không được như ý. Phản ứng này cho ra ảnh hưởng mạnh mẽ vì cha mẹ sẽ tìm cách ngăn con đập đầu và cố gắng đoán ý trẻ để làm vừa ý con, nhất là khi trẻ tự kỷ giận dữ đập đầu xuống sàn gỗ hay vào tường xi măng. Thông thường hành động này chấm dứt khi trẻ có thể liên lạc bằng cách này hay cách kia như biết nói, biết chỉ tay…

Trong một số rất hiếm khác, trẻ đập đầu làm tự gây thương hại cho mình, tật này hay thấy ở thiếu niên tự kỷ bị chậm phát triển ở mức trung bình hay nặng hơn, trong khoảng từ 10-15 tuổi, lú do có thể là em bị nhức đầu dữ dội, hay vì đây là lúc có thay đổi kích thích trong cơ thể. Thương tật có thể là chảy máu trán, máu mũi, xuất huyết trong sọ.

Vài hành vi tự gây thương tật khác là tự cắn cánh tay hay bàn tay, ngón tay. Tật này có thể chữa bằng phép trị liệu hành vi (behavioral treatments).

Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành cùng quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ. Trẻ được hỗ trợ với đội ngũ giáo viên can thiệp giàu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm đến từ các trường Đại học chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục đặc biệt để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể dù biết rằng quãng thời gian này không hề ngắn ngủi chút nào nhưng họ vẫn sẽ đến tận nhà để nỗ lực cùng trẻ và gia đình.Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!

Tài liệu tham khảo

“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.

“Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ”, Cô Trần Kim Phấn, cô Nguyễn Thị Phước dịch, BS Phạm Ngọc Thanh hiệu đính.

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn

 

Bài viết liên quan

Cậu bé 16 tuổi viết chữ như đánh máy, nhưng mẹ cậu bé thở dài “đó là một căn bệnh”…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 sách lược hiệu quả để dạy trẻ TK (tóm lược) 10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
Giới thiệu Hình ảnh điển hình về trẻ em khuyết tật ở Việt Nam là những đứa trẻ trông không…
Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ
Giới thiệu Tự kỷ Là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn…
Hướng can thiệp trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển liên quan đến những bất bình thường, chậm, hoặc rối nhiễu…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ Sau đây là 10 sách lược hiệu quả nhất để…