– Tìm hiểu thông tin về trẻ, đánh giá khả năng
giao tiếp của trẻ. |
– Xây dựng kế hoạch phát triển KNGT để dạy cho trẻ |
– Tổ chức cho TTK chơi theo các góc chơi |
– Khuyến khích, động viên TTK sử dụng ngôn ngữ nói |
– Tạo ra các tình huống có vấn đề hằng ngày
nhằm kích thích trẻ giao tiếp |
– Thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa cô giáo và các trẻ khác với TTK |
– Xây dựng vòng tay bạn bè khuyến khích trẻ giao tiếp |
– Giao nhiệm vụ cho TTK trong từng hoạt
động hằng ngày: |
– Tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, tiếp xúc với cộng
đồng để trẻ tự tin trong giao tiếp |
– Luyện giao tiếp cho trẻ thông qua tranh ảnh |
– Luyện giao tiếp mắt – mắt khi giao tiếp với cô giáo và các bạn |
– Giao bài tập cho phụ huynh hằng ngày |
– Phối hợp với phụ huynh để phát triển KNGT cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày |
- TTK là những trẻ chậm chễ trong ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ nói khác thường; giao tiếp và tương tác kém, có những hành vi rập khuôn, định hình, khả năng tư duy trừu tượng kém. Mỗi TTK đều có đặc điểm khác nhau những có một điểm chung là khó khăn về giao tiếp.
- Hiện nay TTK đã được học hòa nhập ở các trường MN, khó khăn lớn nhất của TTK khi học hòa nhập ở trường MN là giao tiếp. Vốn từ ít, khó khởixướng cuộc giao tiếp nên trong hoạt động hằng ngày trẻ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với cô giáo và các bạn.
- Việc nghiên cứu và xây dựng các biện pháp phát triển KNGT cho TTK 3 – 4 tuổi được tiến hành dựa trên đặc điểm của TTK . Các biện pháp tổ chức phát triển KNGT cho TTK được xây dựng đảm bảo yêu cầu chung trong tổ chức các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non, đảm bảo vai trò chủ thể của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động, tạo tương tác tích cực giữa trẻ bình thường và TTK trong hoạt động.
- Bằng kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng: 10 biện pháp cụ thể được nghiên cứu và đề xuất trong luận án là một hệ thống liên hoàn, chặt chẽ, mang tính khoa học, độ tin cậy, tính khả thi và hiệu quả cao trong điều kiện của nước ta hiện
- Để giúp TTK phát triển KNGT rất cần các biện pháp tác động của GV phù hợp và bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ của gia đình – nhà trường – xã hội.
- Nhà trường nên có sự hỗ trợ động viên với các giáo viên dạy lớp hoà nhập có trẻ khuyết tật nói chung và TTK nói riêng, nên sắp xếp số lượng trẻ trong lớp có TTK phù hợp có 1 đến 2 trẻ trong một lớp, nên tổ chức những lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc và giáo dục cho giáo viên dạy hòa nhập TTK, tạo môi trường thuận lợi cho TTK phát triển trong môi trường học tập, vui chơi hoà nhập.
- Giáo viên dạy hòa nhập TTK cần tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ của mình để có sự hiểu biết hơn về TTK. Chủ động liên lạc với gia đình trẻ để xây dựng những kế hoạch và có những phương pháp, biện pháp dạy trẻ tốt hơn.
- Phụ huynh cần chủ động liên hệ với GV để trao đổi về vấn đề của con ở trường, chủ động tìm tòi tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, có thái độ thông cảm, với giáo viên, tích cực tìm hiểu về những PP dạy con hiệu quả, tiếp thu lắng nghe ý kiến, kinh nghiệm của những người đi trước hay những người có kinh nghiệm trong dạy con để giúp con mình tiến bộ.
TƯ VẤN CAN THIỆP TRẺ TỰ KỶ TẠI NHÀ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn
từ khóa tìm kiếm: can thiệp trẻ tự kỷ, dạy trẻ tự kỷ tại nhà, can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà