Trẻ tự kỷ (TTK) là những trẻ bị mắc một tổ hợp những khiếm khuyết về thần kinh, dẫn đến trẻ gặp những khó khăn về mặt giao tiếp, xã hội và hành vi… làm cho trẻ gặp khó khăn khi hoà nhập cộng đồng. Điều này, cho thấy mức độ ảnh hưởng của hội chứng này tới trẻ về mặt thể chất và tinh thần là rất đáng lo ngại. Mức độ Tự kỷ ở mỗi trẻ mắc phải có sự khác nhau từ nhẹ đến nặng và thời điểm triệu chứng thể hiện ra cũng khác nhau. Nhưng tất cả TTK đều có một điểm chung giống nhau là khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội.
Trong cuộc sống hàng ngày học tập ở trường TTK gặp khó khăn lớn nhất về giao tiếp, trẻ không biết giao tiếp bằng lời với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh. Trẻ sống và hoạt động theo thế giới riêng của trẻ, thu hẹp mình, khó tiếp thu được nội dung giao tiếp từ đối tượng giao tiếp và chương trình giáo dục…Mặt khác, thực tiễn hiện nay nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục TTK còn mới mẻ ở nước ta nên giáo viên mầm non còn thiếu những kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cũng như chưa có những tư liệu hướng dẫn về vấn đề giao tiếp với TTK, nên gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với trẻ. Trong quá trình tổ chức các hoạt động hàng ngày các giáo viên chủ yếu làm theo cảm tính, trải nghiệm của bản thân mỗi người nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục TTK chưa cao. Vì vậy, nghiên cứu “biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho TTK 3 – 4 tuổi” sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục TTK và đóng góp cho sự phát triển của khoa học giáo dục (GD) đặc biệt ở Việt Nam.
TTK là những trẻ thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác; thường lặp lại những thói quen thường ngày; chậm chễ trong ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ nói khác thường; có những hành vi rập khuôn, định hình; khả năng tư duy trừu tượng kém.
Từ khi phát hiện năm 1943 cho đến nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân của Tự kỷ. Mỗi cách tiếp cận khác nhau đưa ra những giả thuyết khác nhau về Tự kỷ như: Do não bất thường; Do bệnh lý ở não; Do bất thường về nhiễm sắc thể; Do di truyền; Do hàm lượng thủy ngân cao trong máu; Do bộ phận tiêu hóa của trẻ kém; Do yếu tố môi trường.
Từ phân tích ở trên, chúng tôi có cách nhìn tổng quan về nguyên nhân của trẻ Tự kỷ, gồm có rất nhiều nguyên nhân. Có một nguyên nhân do yếu tố môi trường như: cho trẻ xem ti vi nhiều, không cho trẻ giao tiếp, hòa nhập với mọi người xung quanh là cơ sở để luận án tiến hành xây dựng biện pháp tác động để khắc phục khiếm khuyết cho TTK.
Chúng tôi sử dụng Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần DSM-IV, thang đánh giá (CARS) để xác định Tự kỷ, mức độ TK và Bảng liệt kê các kĩ năng phát triển Quyển 8 Small Step để đánh giá các mặt phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận án.
* Sự hạn chế trên bình diện quan hệ: Trẻ bị suy giảm nhiều trong tương tác qua lại với mọi người, hầu hết TTK biểu hiện sự cô lập, thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn. Sự hạn chế trên bình diện quan hệ xã hội là một trong những rối loạn phổ biến nhất ở TTK. Từ sự rối loạn này nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhận thức nói chung và các kỹ năng quan hệ xã hội nói riêng của TTK.
Thông qua giao tiếp GV có thể biết được đặc điểm tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng và những khó khăn của trẻ cũng như gia đình trẻ. Trên cơ sở đó giáo viên có thể trao đổi, phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa GV và trẻ, giữa các GV với nhau để đưa ra nội dung, phương pháp giáo dục, can thiệp phù hợp và có hiệu quả cho trẻ.
Mục tiêu của phát triển KNGT cho TTK là giúp trẻ sử dụng được các KNGT như: tập trung chú ý, bắt chước, luân phiên, nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói, sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để giao tiếp với với mọi người xung quanh. Tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, phát triển kĩ năng xã hội, hòa nhập cộng đồng.
Nội dung để phát triển KNGT cho TTK chính là các phát triển các kỹ năng cơ bản như: kĩ năng tập trung chú ý, bắt chước và luân phiên, hiểu ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ.
Để phát triển KNGT cho TTK cần có các con đường chủ yếu như: Tổ chức các hoạt động can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập gắn kết nhau; cho trẻ giao lưu với cộng đồng như đi chợ, công viên, siêu thị, tham quan, dã ngoại; Tổ chức các hoạt động tại gia đình để phát triển mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với các thành viên trong gia đình như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em… mối quan hệ giữa trẻ với các đồ dùng trong gia đình; Tổ chức các hoạt động xã hội huy động nhiều nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển KNGT cho TTK.
Khả năng của trẻ; Năng lực của GV; Môi trường gia đình; Môi trường bạn bè; Môi trường lớp học; Môi trường xã hội.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
TƯ VẤN CHO TRẺ ĐẶC BIỆT PHỤ HUYNH LIÊN HỆ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn