Khả năng hiểu biết xã hội của trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ không kèm theo chậm phát triển có thể phát triển nhiều khả năng học vấn cao. Tuy nhiên, trẻ lại gặp rất nhiều khó khăn khi học để hiểu các hoàn cảnh trong xã hội, chẳng hạn, trẻ không nhận ra được cảm xúc dựa theo sự thay đổi nét mặt của người đối diện, thông thường trẻ tự kỷ cần nhiều thời gian hơn trẻ bình thường để đoán ra sự thay đổi đó. Hoặc trẻ cũng biểu lộ cảm xúc lạ lùng không phù hợp. Ví dụ khi trẻ được cho xem hình một cậu bé đưa nắm tay lên cao đe dọa, trẻ tự kỷ sẽ nói rằng cậu bé ấy “nhút nhát” hay “chế trách”, “ngứa tay”.
Khiếm khuyết này làm trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi giao tiếp chuyện trò, hay khi phải xác định tình hình như thế nào ngay lập tức, bởi lẽ trẻ mất thời gian dài lâu mới có thể đưa ra kết luận. Sự kiện cho thấy trẻ có hiểu biết giới hạn không những về sự biểu lộ tình cảm mà còn kèm theo những tình huống xã hội có những tình cảm ấy. Khiếm khuyết có thể bắt nguồn từ lúc nhỏ khi trẻ tự kỷ ít chú ý đến cảm xúc người khác, ít nhìn mặt người đối diện để thấy sự biểu lộ cảm xúc của họ và cũng ít đáp ứng với cảm xúc ấy.
Việc thiếu khả năng hiểu biết về mặt xã hội, hay nói cách khác là hiểu được người khác cảm thấy gì, làm cho kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ bị hạn chế rất nhiều, ngay cả với trẻ tự kỷ mà thông minh. Trẻ không biết khi nào cần tiếp lời và kéo dài câu chuyện với người khác, không hiểu được những dấu hiệu tế nhị khi giáo thiệp, như biết khi nào người đối diện đã chán nghe một chuyện nào đó, hay cuộc đàm thoại đã chuyển sang đề tài khác. Vì vậy, giao tiếp xã hội đối với trẻ tự kỷ giống như đi lạc vào một vùng xa lạ mà không có bản đồ hay dụng cụ hướng dẫn cho đúng đường.
Sau này khi phát triển nhiều hơn, người tự kỷ có trí thông minh nhận ra được tình trạng của mình nói rằng lúc nhỏ, thấy bạn học khéo léo đoán được ý của nhau, của thầy cô làm cho câu chuyện trôi chảy hay không làm thầy cô nổi giận thêm, khi ấy trẻ tự kỷ hoang mang và cho rằng tất cả mọi người trừ mình đều có khả năng đọc được ý tưởng của người khác để biết khi nào ngưng, khi nào nói hay khi nào đổi đề tài. Họ không biết khả năng đọc được ý tưởng này chỉ là việc nhìn sự thay đổi của nét mặt hay tư thế, điệu bộ (body language) để suy diễn cảm xúc của người đối diện.
Vì những lý do ấy, chuyện không đáng ngạc nhiên là trẻ tự kỷ ít có bạn, mối liên hệ thân thiết được duy trì trong gia đình, và nếu trẻ có bạn thì thường là do cha mẹ xếp đặt và duy trì, như tạo cơ hội cho trẻ gặp gỡ bạn thường xuyên. Khả năng giao tiếp yếu kém và sở thích giới hạn khiến trẻ tự kỷ thường kết bạn với trẻ nhỏ hơn hay với trẻ bị chậm phát triển. Có ít bạn khiến trẻ tự kỷ bị cô đơn hơn những bạn đồng tuổi khác, chúng thường bị cô lập và nhiều lúc chơi một mình ngoài lề các nhóm bạn. Điều này có cả ở những trẻ tự kỷ có trí thông minh.
Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành và hỗ trợ quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ, để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể, cải thiện khả năng hiểu biết xã hội của trẻ tự kỷ. Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!
Tài liệu tham khảo
“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn