Định bệnh cho con tự kỷ như thế nào?
Việc Định bệnh cho con tự kỷ như thế nào? là điều quan trọng để ta biết tìm phương thức trị liệu hay can thiệp phù hợp. Định bệnh có thể là chuyện làm cha mẹ rất sợ hãi, gây tổn thương cho cha mẹ nếu chuyên gia thiếu tế nhị và nhạy cảm, nhất là khi tự kỷ là chứng kéo dài cả đời và lúc này không có phép chữa trị nào làm dứt hẳn, mà chỉ có phương pháp trị liệu làm giảm bớt phần nào triệu chứng. Tuy nhiên có nhiều nhà chuyên môn dùng chữ tự kỷ mà lại thiếu ý thức về ảnh hưởng của việc định bệnh đối với gia đình của trẻ, đối với việc cha mẹ có sẵn lòng tìm nhà trị liệu hay không. Khi có lời định bệnh mà không có giải thích về trị liệu trẻ sẽ cần, cha ẹm có thể cảm thấy như tòa kêu án tù cho họ và cho con. Họ thấy kinh sợ, tuyệt vọng đối với điều được cho là bất hạnh này.
Bởi không có trẻ tự kỷ nào giống nhau và trẻ chỉ lộ một số mà không phải là tất cả triệu chứng, việc định bệnh cần cha mẹ hay không những là trẻ có tự kỷ mà còn cần mô tả đó là loại tự kỷ nào, tức có triệu chứng gì và triệu chứng nào được xem là nổi trội nhất nơi trẻ, triệu chứng nào nhẹ hơn, trẻ có ưu điểm khiếm khuyết gì. Chỉ khi có hiểu biết này thì việc trị liệu mới có thể khởi sự, là tìm cách dùng ưu điểm để bù đắp cho nhược điểm.
Nơi đây cha mẹ cần biết cách chuyên gia làm việc để có thông tin. Chuyên gia không những định bệnh cho trẻ mà còn cần cho cha mẹ hiểu rằng họ có thể làm gì cho con ngày này sang ngày khác để giúp con cải thiện. Việc định bệnh không phải chỉ là cho biết tên của chứng mà trẻ mắc phải, giao trẻ trở lại cho trường rồi hẹn cha mẹ mang con đến khám ba tháng hay sáu tháng sau. Làm vậy khiến cha mẹ thấy họ không có chút kiểm soát nào trong hoàn cảnh đầy căng thẳng, còn khi nếu cha mẹ thấy họ có kiểm soát phần nào tình hình hiện tại thì họ nâng cao tinh thần rất nhiều, giúp cho tình trạng được nhẹ nhàng dễ thở hơn.
Một số cha mẹ khi được hỏi về việc Định bệnh cho con tự kỷ như thế nào?. Họ cho biết kết quả định bệnh mà không được giải thích đầy đủ, giải thích nay phải làm gì, thường tỏ ra nhút nhát trong việc tìm hiểu thêm về bệnh hay muốn có thẩm định thêm, vì sợ là thẩm định thêm chỉ như kết án con một lần nữa, làm tăng cảm tưởng tuyệt vọng. Đối với cha mẹ, sự thẩm định tình trạng cua trẻ nên cho họ biết là họ cần làm gì, mà không phải chỉ cho biết khó khăn của con là gì, vì đa số cha mẹ biết có gì khó khăn trước khi mang con đến khám. Nếu thấy không có gì là vấn đề thì cha mẹ đã không bỏ thời gian dẫn con đi khám.
Định bệnh dẫn tới trị liệu, tức là những dịch vụ mà trẻ cần ngay lúc này, rồi khi lớn dần thì nhu cầu thay đổi và trẻ có thể cần những loại dịch vụ khác. Vì vậy đối khi nên có định bệnh trở lại sau một thời gian để biết nay trẻ có nhu cầu gì, ngoài ra định bệnh cũng có thể thay đổi khi trẻ cải thiện. Thông thường chuyên gia đầu tiên mà cha mẹ tới gặp là bác sĩ nhi khoa, sau khi đánh giá sự phát triển của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị cha mẹ đến một trung tâm về tự kỷ để có thể thẩm định thêm.
Đối với trẻ tự kỷ, có can thiệp sớm chừng nào thì tốt chừng đó cho trẻ, giả thử trẻ không tự kỷ nhưng được theo chương trình can thiệp sớm để có kích thích và trị liệu về ngôn ngữ, giọng nói là điều không cần thiết, thì cũng không hại gì đến trẻ.
Ngày nay ta biết là phần lớn sự tăng trưởng não bộ diễn ra trong sáu năm đầu đời, và những mặt căn bản nhất của việc học hỏi xảy ra cũng trong khoảng thời gian ấy, nên đây là thời gian tốt nhất, quan trọng nhất cho việc có can thiệp. Đây được ví như là giai đoạn mà chúng ta có thể xen vào để đặt lại đường dây não bộ, viết lại chương trình hoạt động của não bộ cho hoàn hảo hơn, và nỗ lực này sẽ có hiệu quả khi được thực hiện sớm hơn là trễ.
Tính trung bình tỉ lệ trẻ bị tự kỷ là 1/1000 trẻ sinh ra, nên đây là hội chứng mà nhiều bác sĩ gia đình ít khi thấy, tuy rằng trong vài trường hợp một bác sĩ nhi khoa kinh nghiệm có thể nhìn ra bệnh và có trường hợp dễ định bệnh hơn trường hợp khác. Dù vậy, như đã nói ở phần trước là việc định bệnh cần đi kèm với kế hoạch trị liệu, cha mẹ cần có ý kiến của một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm với trẻ tự kỷ nào có khó khăn tương tự như của con bạn.
Có nhiều cách để được chuyên gia về tự kỷ thẩm định, bác sĩ nhi khoa của bạn có thể giới thiệu chuyên gia giỏi cho con bạn, hay cha mẹ cũng có thể tự mang con đến một trung tâm về phát triển nhi khoa mà không cần sự giới thiệu của ai. Trung tâm như vậy có thể thuộc về bệnh viện hay của bộ giáo dục, trường y khoa. Bạn cũng có thể tìm hiểu từ những cha mẹ có con tự kỷ đã đi khám từ trước. Lưu ý răng trước đi đặt lịch hẹn để khám, cha mẹ đừng ngần ngại hỏi về những thủ tục phải làm, tại sao phải có những thủ tục ấy và chi phí là bao nhiêu để biết trước đôi chút là bạn sẽ học được gì trong buổi khám thẩm định ấy nhé!
Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành cùng quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ. Trẻ được hỗ trợ với đội ngũ giáo viên can thiệp giàu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm đến từ các trường Đại học chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục đặc biệt để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể dù biết rằng quãng thời gian này không hề ngắn ngủi chút nào nhưng họ vẫn sẽ đến tận nhà để nỗ lực cùng trẻ và gia đình.Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!
Tài liệu tham khảo
“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.
“Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ”, Cô Trần Kim Phấn, cô Nguyễn Thị Phước dịch, BS Phạm Ngọc Thanh hiệu đính.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn