Đặc tính trẻ tự kỷ
Chứng tự kỷ gồm nhiều triệu chứng mà không phải trẻ tự kỷ nào cũng có tất cả những triệu chứng này, đa số chuyên gia đồng ý rằng có một số đặc tính chung về tự kỷ (autism spectrum) thay đổi nặng nhẹ tùy trường hợp gồm ba nhóm chính:
– Giao tiếp xã hội
– Ngôn ngữ và liên lạc
– Nhận thức và hành vi
Chứng tự kỷ đi từ trẻ bị khuyết tật nặng nề về thể chất và có mức chậm phát triển nặng, tới trẻ có trí tuệ nhận thức và khả năng nhưng có khuyết tật suy nhất là giao tiếp xã hội kém, từ thiếu khả năng học tập đến tính lập dị khác đời. Ngôn ngữ, khả năng liên lạc không bằng lời, khả năng đọc viết, tính toán, nhìn nhận sự việc ba chiều, có tư duy, khả năng vận động tổng quát và vận động tinh có thể nguyên vẹn.
Trẻ bị tự kỷ có thể có khả năng và khuyết tật đi chung với nhau ở mọi mức độ về sự chậm phát triển trí tuệ. Hội bệnh về tâm thần của Hoa Kỳ thêm một khuyết tật khác là có hành vi, sở thích và sinh hoạt giới hạn, lập đi lập lại một cách rập khuôn.
Chứng tự kỷ được xem là có khắp thế giới và có những hội về chứng tự kỷ mà đa số do cha mẹ lập ra tại Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Úc, Phi Châu, các nước Châu Âu khác. Chứng tự kỷ không còn là một tật hiếm. Nghiên cứu ghi nhận là tỉ lệ người bị tự kỷ nặng lẫn nhẹ có thể đi từ 10 đến 20 cho 10.000 người trên khắp thế giới. Trong đó nếu giới hạn vào chứng tự kỷ đúng nghĩa thì tỉ lệ có thể cao đến 4 cho 1000 người, trường hợp tính luôn người có tính tự kỷ như PDD – NOS và hội chứng Asperger (sẽ trình bày rõ ở các bài viết sau) tì tỉ lệ là 6.7 cho 1.000 người. Nếu con số sau này đúng thì nó cao hơn nhiều so với hội chứng Down (Down Syndrome) là một trong những khuyết tật thông thường nhất về trí tuệ.
Khi còn rất nhỏ, trẻ tự kỷ thường có chung những triệu chứng giống nhau, nhưng khi lớn dần thì trẻ khác nhau từ từ, cũng như chúng ta không thể dựa vào mức độ nặng nhẹ của chứng tự kỷ lúc nhỏ để tiên đoán về sự phát triển trong tương lai của trẻ khi chúng trưởng thành. Ví dụ điển hình như giáo sư Temple Grandin bị tự kỷ nặng lúc nhỏ nhưng về sau đạt tới trình độ học thức cao, có người khác cũng nặng như vậy lúc nhỏ nhưng khi trưởng thành lại không phát triển bằng, hoặc cũng có người bị tự kỷ nhẹ hơn lúc bé nhưng khi lớn lên lại không thể có được việc làm vì khả năng giao tiếp kém.
Nhiều trẻ tự kỷ không biết nói và có trẻ tự kỷ biết nói nhưng không sử dụng được ngôn ngữ hữu dụng, trẻ chỉ biết nói lặp đi lặp lại mà không biết trò chuyện hay đối đáp thông thường. Trẻ khác lại biểu lộ trí tuệ khác lạ khiến chứng tự kỷ khác xa với chứng chậm phát triển trí tuệ, ví dụ như trẻ có hiểu biết sâu sắc về hình dạng, màu sắc của vật, hay chỉ đọc qua một lần là nhớ bộ từ điển bách khoa, hay trẻ tự kỷ nghe qua một lần là có thể chơi lại được một bản nhạc.
Bởi có chung khuyết tật là tự kỷ, trẻ cần được giáo dục đặc biệt khi nhỏ và khi lớn lên cần được trợ giúp để có thể làm theo những đòi hỏi ngày càng phức tạp của cuộc sống chung trong xã hội khi chúng ta hòa nhập vào thế giới bình thường.
Muốn hiểu biết rõ về tự kỷ thì chúng ta cần nghe chuyện kể của gia đình, của những ai chung sống với người tự kỷ, bởi lẽ nếu chúng ta không nghe những câu chuyện này thì hiểu biết về tự kỷ chỉ là lý thuyết suông, không có kinh nghiệm từ sự quan sát và lắng nghe. Cha mẹ thường hay mơ tưởng có phép lạ chữa được hết chứng tự kỷ của con, biến trẻ thành người bình thường. Nhưng những câu chuyện ấy sẽ giúp chúng ta xác tín hơn được rằng đến nay không có thuốc hay cách nào trị được hết chứng tự kỷ, giúp mọi người nhận thức về chứng tự kỷ một cách đúng đắn, thực tế hơn.
Chúng ta có thể mô tả một người tự kỷ có thể làm việc như người bình thường, biết cách đi chợ hay dọn dẹp nhà cửa, tự nấu ăn giặt quần áo cho mình, khiến người nghe cho rằng đó là phép lạ, rằng người tự kỷ đã chữa trị được hết chứng này nhưng điều ấy không đúng thật.
Do đó, cần phải có câu chuyện đi kèm với những thành đạt ở trên nếu chúng ta muốn hiểu rõ sự phát triển của chứng tự kỷ nơi người trưởng thành và nhu cầu của họ khi sinh sống trong cộng đồng bình thường, nói một cách khác là sự thật về chứng tự kỷ cho thấy họ khác biệt như thế nào. Phần này sẽ được làm rõ thêm khi chúng tôi đề cập đến hội chứng Asperger.
Về ngôn ngữ, một tính chất của người tự kỷ mà nói được là họ không biết thay đổi giọng nói cho lên xuống, to nhỏ hợp với tình huống, họ nói cức ngắc, đều đều suốt khoảng thời gian nói chuyện. Họ có thể nói oang oang giữa nhà hàng, tỏ ra không ý thức là cần nói nhỏ giọng ở chỗ đông người, nhưng có thể bớt xuống khi được nhắc nhở. Họ có thể nói lưu loát, mà cũng có thể nói tiếng mẹ đẻ như một người nói ngôn ngữ thứ hai, tức là có những bất toàn về văn phạm hay cách đặt câu.
Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành và hỗ trợ quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ, để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể. Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!
Tài liệu tham khảo
“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn