Chứng câm và ngưng nói của trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ có những cách nói khác với trẻ bình thường. Gần như là trẻ luôn luôn chậm nói, mà khi nói thì có tính khác lạ nên thường khi đó là dấu hiệu đầu tiên cho biết có khó khăn về sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể không có đủ kinh nghiệm để nhận ra điều ấy, ngược lại cha mẹ có thể cho rằng con dùng chữ thông minh hơn so với lúc anh chị lớn biết nói. Chứng câm và ngưng nói là hai đặc điểm về ngôn ngữ không hiếm gặp ở trẻ tự kỷ.
Câm
Một số nhỏ trẻ tự kỷ tuy không biết nói nhưng đôi lúc như một hay hai lần trong năm, nói vài chữ rất chính xác, đúng hoàn cảnh. Mới nghe có vẻ lạ lùng, tuy nhiên nhiều cha mẹ cùng kể lại kinh nghiệm là bất thình lình con không biết nói đột nhiên nói một câu đầy đủ, dài, có đầu có đuôi thích hợp rồi thôi, ngưng không nói nữa. Có trường hợp bà mẹ kể rằng bà dẫn con gái 19 tuổi đến nhà bạn chơi, bà muốn độn thổ khi con gái tự nhiên nói “Bàn ghế xấu quá con không ưa”. Bà mẹ khác chở con gái 16 tuổi ở băng trước và con trai 9 tuổi bị tự kỷ ở băng sau và con gái cùng nghe nói “Đó là bảng dừng lại”, hai mẹ con nhìn nhau và nhận ra rằng người nói câu ấy là cậu bé.
Tùy theo cuộc thăm dò mà số trẻ tự kỷ không biết nói trọn đời thay đổi từ 25-40%, những trẻ này cũng thường bị chậm phát triển trung bình hay nặng nề, trong số này có trẻ hiểu được lời nói khá đầy đủ, nhưng trẻ nào bị chậm phát triển nặng cũng có thể không hiểu được lời nói.
Ngưng nói
Khoảng ¼ cha mẹ có con tự kỷ thuật lại rằng ban đầu trẻ biết nói bình thường rồi vài tháng sau ngưng ở mức phát triển đó hay mất luôn khả năng và không nói nữa. Việc ngưng nói thường xảy ra theo một vài cách chung. Trong một cách thì trẻ có được số vốn ngữ vựng nho nhỏ chừng 10 – 20 chữ hay câu ngắn và số vốn này biến mất hoàn toàn. Cách khác thì số vốn này đứng dừng lại mà không tăng thêm, khi học được chữ mới thì có vẻ như một chữ cũ mất đi.
Thông thường việc ngưng nói xảy ra vào khoảng trẻ được 15 – 22 tháng, kéo dài vài tháng cho tới khi bắt đầu có trị liệu giọng nói, hay trong vài trường hợp thì mất luôn vĩnh viễn. Xem xét kỹ hơn về những khó khăn khác có thể xảy ra cùng một lúc, như tiếp xúc bằng mắt ít đi, không thích chơi đồ chơi nữa, không muốn có tiếp xúc với người khác. Người ta chưa thể giải thích được vì sao có việc ngưng nói hay có những thay đổi trên, tuy rằng có vài giả thuyết đã được nêu ra.
Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành cùng quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ. Trẻ được hỗ trợ với đội ngũ giáo viên can thiệp giàu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm đến từ các trường Đại học chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục đặc biệt để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể dù biết rằng quãng thời gian này không hề ngắn ngủi chút nào nhưng họ vẫn sẽ đến tận nhà để nỗ lực cùng trẻ và gia đình.Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!
Tài liệu tham khảo
“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.
“Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ”, Cô Trần Kim Phấn, cô Nguyễn Thị Phước dịch, BS Phạm Ngọc Thanh hiệu đính.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn