Cách dùng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ
Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ có đặc tính nổi bật là tính sử dụng, nghĩa là trẻ tự kỷ dùng lời nói chính yếu nhằm để nhu cầu của trẻ được thỏa mãn hơn là vì mục tiêu có tính xã hội như nói làm vui lòng người khác, chuyện vui đùa. Chúng ta đều dùng lời nói để thỏa mãn nhu cầu của mình, khi ta ghi nhận rằng lời nói có tính cách sử dụng, thì điều này muốn nói ngôn ngữ của trẻ tự kỷ nhấn mạnh vào chuyện gợi lên hành động để mang lại điều hay vật mà trẻ muốn ngay lúc ấy, như “muốn uống nước”, “đi về”. Trẻ nói những đòi hỏi này này mà không cần biết hoàn cảnh đó có thích hợp hay không, tiện lợi hay có lịch sự khi nói vậy hay không, chẳng hạn có người mẹ với con trai 21 tuổi tình cờ gặp chuyên viên trị liệu cho con tại buổi họp về hội chứng Tự kỷ, người mẹ nhắc nhở con chào. Cậu trai liếc nhìn khách, đưa tay ra bắt không hào hứng chút nào rồi nói:
– “Chào cô, đi về, mẹ”.
Dường như trẻ tự kỷ chỉ giới hạn lời nói vào việc có đòi hỏi mà thôi, điểm khác là họ không biết tiếp chuyện. Gần như người tự kỷ không thể nào biết là người đối diện nghe chưa đủ, hay đã nghe đủ và bắt đầu chán một đề tài để tiếp tục hay ngưng nói. Ví dụ được hỏi có thích đi đâu đó hay không, người tự kỷ sẽ đáp ngắn gọn “Thích”, rồi đứng im, trong khi theo lẽ bình thường trẻ có thêm giải thích tại sao mình thích đi đến đó, vừa nói vừa nhìn mặt người đối diện để xem là nói tới đâu thì nên dừng. Người tự kỷ cho dù biết nói rành rẽ thường không nói rộng về một đề tài, trừ phi họ si mê đề tài ấy.
Kỹ năng trò chuyện của trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ có thể có đề tài, có ngữ vựng, có chi tiết, thông tin để nói về đề tài ấy, nhưng trẻ không biết cách biểu lộ diễn tả ý nghĩ của mình và cách nói chuyện. Trước tiên trẻ không biết nói thay phiên, biết người đối diện có thích nghe, biết chờ một chút hay không chờ khi người kia nói xong để tới phiên mình, biết nhìn họ để cho biết là mình hiểu đang có đàm thoại.
Trẻ cũng không biết duy trì cuộc nói chuyện, người tự kỷ nói được từ nhỏ đến lớn gần như không thể nào ý thức là người nghe đã nghe đủ một đề tài, hay nói chưa đủ về đề tài ấy, nên có khi họ nói huyên thuyên không dứt làm người khác chán, hay chỉ trẻ lời “có/không” trong trường hợp cần khai triển thêm.
Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành cùng quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ. Trẻ được hỗ trợ với đội ngũ giáo viên can thiệp giàu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm đến từ các trường Đại học chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục đặc biệt để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể dù biết rằng quãng thời gian này không hề ngắn ngủi chút nào nhưng họ vẫn sẽ đến tận nhà để nỗ lực cùng trẻ và gia đình.Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!
Tài liệu tham khảo
“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.
“Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ”, Cô Trần Kim Phấn, cô Nguyễn Thị Phước dịch, BS Phạm Ngọc Thanh hiệu đính.
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn