NGUYÊN NHÂN CÙNG NGUY CƠ CỦA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
Trước đây người ta thường có nhiều ý kiến cho rằng tự kỷ là do cha mẹ lạnh lùng, không yêu thương và dành đủ thời gian quan tâm cho con. Chính quan điểm này đã gây cho ba mẹ một áp lực tâm lý vô cùng lớn về trách nhiệm của mình, tự trách và mặc cảm tội lỗi về khoảng thời gian trước khi con được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ – là một rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiêm túc suy xét lại vấn đề là nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ của tự kỷ. Các yếu tố di truyền và môi trường cũng đưa đến những bất thường trong sự phát triển của não bộ, ảnh hưởng đến tương tác giữa trẻ và môi trường xung quanh trẻ:
Về sinh học:
– Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ có 1 trẻ tự kỷ thì nguy cơ trẻ thứ hai bị tự kỷ cao gấp 15-30 lần cha mẹ có con phát triển bình thường. Trong trường hợp hai trẻ sinh đôi cùng trứng, trong đó có 1 trẻ bị tự kỷ thì anh/ chị/ em sinh đôi với trẻ cũng có khả năng bị tự kỷ cao (nằm trong khoảng 36-91%), trường hợp sinh đôi khác trứng thì tỷ lệ này nằm trong khoảng 0-5%. Đồng thời, các thành viên trong gia đình của trẻ tự kỷ cũng có một số biểu hiện suy kém về ngôn ngữ và xã hội với tỷ lệ cao hơn so với gia đình có con trẻ phát triển bình thường. Do đó, đây cũng là yếu tố phụ huynh nên lưu tâm theo dõi để có quyết định đúng đắn và thích hợp với hoàn cảnh của mình.
– Yếu tố tâm thần kinh: Tự kỷ được coi là một rối loạn về phát triển thần kinh. Có một số trẻ có chứng động kinh và bất thường về điện não đồ. Đây là lý do bác sĩ yêu cầu quý phụ huynh đi khám thần kinh cũng như đo điện não đồ để xác định được các bất thường về não bộ của trẻ (trước 30 tuần tuổi thai là đã có thể xác định được sự bất thường, xáo trộn trong hệ thống thần kinh não bộ). Những yếu tố trong hệ thống của não, thay đổi ở thân não, giảm kích thước, bất thường ở thùy thái dương, vùng hạnh nhân, các mô liên kết trong não…Theo đó, những suy kém về tâm lý thần kinh sẽ xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ, sự định hướng, chú ý, trí nhớ, thực hành. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích cho việc trẻ tự kỷ suy kém về hầu hết các kỹ năng từ bắt chước, nhận thức, ngôn ngữ, vận động, xã hội hóa, phối hợp tay- mắt…
– Yếu tố môi trường ảnh hưởng lên yếu tố sinh học như: trẻ có những biến chứng lúc sinh; nhiễm Rubella bẩm sinh, vaccine phối hợp quai bị, sởi, Rubella cũng được coi là nguyên nhân, chính điều này khiến cha mẹ không dám cho con sử dụng thuốc này và khiến cơ thể con giảm khả năng được bảo vệ bởi những căn bệnh được nêu trên, tuy nhiên những nghiên cứu được thực hiện tại nhiều quốc gia và thời điểm khác nhau cho rằng không có bằng chứng rõ ràng về sự liên quan giữa vaccine và tự kỷ, nhưng vẫn có khả năng vaccin là yếu tố làm khởi phát rối loạn tự kỷ ở trẻ có yếu tố di truyền kèm theo. Các nhà nghiên cứu hiện nay cũng xem xét các yếu tố về nội tiết tố, nhiễm trùng, sự đáp ứng miễn dịch, trẻ bị tiếp xúc với các độc tố cũng như ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài làm thay đổi sự phát triển của não trước hoặc sau khi sinh.
Yếu tố gia đình và môi trường sống:
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của yếu tố này, bởi lẽ trẻ mới sinh ra và bắt đầu hòa nhập với cuộc sống xã hội loài người, trẻ cần môi trường đủ tình yêu thương và học tập để phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết, đảm bảo sự phát triển bình thường về ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, trí nhớ, vận động, cách thức giải quyết vấn đề, hòa nhập, xã hội hóa…
Vậy rõ ràng hiện tại chúng ta chưa xác định được những nguyên nhân chắc chắn và chính xác .Do vậy, việc của chúng ta không phải là tìm nguyên nhân để đổ lỗi, trách móc, mặc cảm hay né tránh, rũ bỏ trách nhiệm, mà chúng ta cần tạo mọi điều kiện để con trẻ bị tự kỷ được hỗ trợ sớm nhất, tốt nhất trong tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, xã hội, nhà chuyên môn trong lĩnh vực tự kỷ, bác sĩ thần kinh, chuyên viên tâm lý cũng như giáo viên giáo dục đặc biệt. Trẻ cần được chú ý trong quá trình phát triển bất bình thường của trẻ, lên chương trình hỗ trợ can thiệp sớm để có thể góp nhặt và ghi nhận sự tiến bộ từng bước nhỏ, hãy luôn đồng hành và thương yêu trẻ tự kỷ của chúng ta.
Quý phụ huynh liên hệ trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí:
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn