Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

CÁCH DẠY TRẺ TỰ KỶ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP

    • Khi cuộc sống ngày càng phát triển với những khả năng giao tiếp ảo ngày càng phổ biến thì dường như con người càng có xu hướng sống biệt lập và ít giao tiếp với cộng đồng. Ảnh hưởng của lối  sống công nghiệp cùng với  sự phát triển của internet dường như làm cho bệnh tự kỷ  có  xu hướng phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh tự  kỷ là một rối loạn ở não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về giao tiếp và tương tác với xã hội. Bệnh hay gặp ở các bé trai gấp 4 lần các bé gái.
    • Tự kỷ là căn bệnh của thời đại mà nạn nhân chính là trẻ Quátrình điều trị bệnh ít tốn kém nhưng mất khá nhiều thời gian.
    • Tự kỷ là một nhóm hội chứng được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan toả trong những lĩnh vực phát triển: tương tác xã hội, giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi rập khuôn Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt  đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hành động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.
    • Hầu hết các trẻ tự kỷ đều có suy kém về mặt nhận thức ở tất cả các

    lãnh vực, trẻ tự kỷ mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.

      Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

    Để dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp tốt, chúng ta

    có thể vận dụng các bài tập sau đây:

    1. “Dạy cho trẻ học cách nghe”
    • Sử dụng các dấu hiệu để gia tăng sự chú ý của trẻ, ví dụ chạm vào tai trẻ để “nghe” và chạm vào má để “nhìn”.
    • Khi bạn bắt đầu nói với trẻ, hãy sử dụng tên trẻ và đợi đến khi bạn nghĩ là bạn đã đạt được sự chú ý lớn nhất từ trẻ và trẻ đã có khả năng hiểu được câu “Phú nghe đây!”
    • Khi làm việc hoặc chơi với trẻ, cố giảm bớt tiếng ồn xung quanh hoặc

    những điều làm giảm sự tập trung.

    • Hãy nói hoặc hát một cách lặng lẽ bên cạnh trẻ trong khi làm các công việc hàng ngày của bạn, hãy sử dụng các bài hát quen thuộc và hàng ngày, hãy nói những điều có liên quan đến thời gian trong ngày (lúc ăn, lúc tắm, lúc ngủ) và những điều được nhắc đi nhắc lại hàng ngày.
    • Giới thiệu cho trẻ một loạt các âm thanh của các tiếng động khác nhau và cường độ khác
    • Sử dụng âm nhạc và các động tác để giúp bạn giao lưu với trẻ, hãy hát với trẻ. Tạo ra các bài hát về những điều mà bạn và trẻ thường cùng làm và sử dụng các nhịp điệu quen thuộc, hãy khuyến khích trẻ phối hợp, nhảy hoặc lắc lư đúng nhịp của âm nhạc, hãy nhấc bổng trẻ lên và nhảy hoặc quay tròn trẻ.
    • Hãy sử dụng các bài hát và nhịp điệu có tính chất hành động đơn giản rồi cố tạo ra sự tạm ngưng cho thời điểm thú vị nhất. Hãy kéo dài việc tạm ngưng để trẻ có thể có sự phản ứng.
    • Hãy động viên trẻ ngồi yên, và nhìn, nghe trong các giai đoạn ngắn (lúc đầu rất ngắn sau dài dần), trẻ có thể thích có một cái đệm để ngồi trong khi các bạn đang ngồi nghe băng hay trò chuyện cùng
    • Hãy đảm bảo cho trẻ sự thoải mái và làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn các âm thanh làm trẻ buồn chán. Cần thiết thì đưa trẻ đi chỗ khác đối với âm thanh bạn không thể kiểm soát được thì hãy thông báo cho trẻ khi tiếng động bắt đầu. Để bắt đầu, trước hết hãy để trẻ ở phòng khác với một ai đó, sau  đó khi bạn thấy trẻ đã quen thì hãy giúp trẻ chấp nhận nhiều hơn, mang trẻ lại  gần hơn nơi có tiếng động, chỉ có thể dần dần chờ đợi ở trẻ sự  cố  gắng chấp nhận bởi bản thân trẻ. Đôi khi bạn có thể sử dụng các âm thanh mà trẻ không thích với cường độ nhẹ hơn, mềm hơn để trẻ chấp nhận dần. Bạn có thể sử dụng băng hoặc đĩa cho mục đích này.
    • Khi bạn kiểm soát mức độ tiếng động cho trẻ, hãy sử dụng các câu như “quá ồn” hoặc “vặn khẽ đi”. Nếu trẻ có thể tự sử dụng các từ như vậy, hãy động viên trẻ khi trẻ bắt đầu bắt chước điều bạn nói. Điều này tốn khá nhiều thời gian và hãy tin rằng một ngày nào đó trẻ tự nói được những từ như vậy.

        “Dạy cho trẻ cách nhìn – mặt đối mặt”

    • Tạo nên mối quan hệ với trẻ bằng mọi cách có thể, nên sử dụng cách

    nhìn, nghe, sờ mó.

    • Khi bạn muốn trẻ nhìn bạn, hãy đứng trước tầm nhìn của trẻ mà nói: “Phú hãy nhìn cô!”
    • Bạn có thể tạo sự giúp đỡ bằng việc sờ vào má trẻ và từ từ quay đầu trẻ

    về phía bạn, nếu trẻ nghe hãy gọi tên trẻ.

    • Hãy khuyến khích trẻ nhận biết vẻ mặt, ngón chân, ngón tay, cả của bạn và của trẻ. Hãy chơi trò chơi và hát bài hát nhấn  mạnh những bộ phận của cơ thể.
    • Khi bạn thấy rằng trẻ quan tâm đến chiếc hoa tai hay chiếc vòng bạn đeo trên cổ, hãy sử dụng vật đó để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy di chuyển đầu của bạn từ từ để tạo ra sự giao tiếp bằng mắt nếu có thể.
    • Hãy đội một cái mũ lạ thường hoặc đặt một cái gì đó ngộ nghĩnh lên đầu bạn, lấy chúng để trước mắt bạn sau đó nhìn về phía trẻ và mỉm cười.
    • Thổi bọt xà phòng một cách nhẹ nhàng, khuyến khích trẻ nhìn bọt xà phòng bay nổi và vỡ ra. Cố gắng để bọt xà phòng bay thấp xuống dưới và bay qua mặt bạn, bạn có thể cố gắng hiểu được cách nhìn chằm chằm của trẻ khi bọt xà phòng bay
    • Nếu bạn thấy rằng trẻ đang nhìn cái gì đó, hãy nói với trẻ về cái đó và đưa vật đó vào tầm nhìn của trẻ khi bạn nói, nếu bạn thấy rằng trẻ nhìn bạn, hãy trả lời cùng với nụ cười thân thiện hoặc nói chuyện với trẻ, thay đổi một cách tự nhiên nhưng hãy cố gắng hiểu được cái nhìn của bé và lặp lại.
    • Hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt khi bạn chơi với trẻ, ngừng lại bất thình lình trong khi hy vọng rằng trẻ nhìn bạn, nếu trẻ làm như thế, bạn hãy xử sự như đó là dấu hiệu để kêu gọi, nếu có thể bạn hãy phát triển thành trò chơi quay người lại để nói chuyện.
    • Nếu trẻ nhìn chằm chằm, hãy cố gắng đừng ngượng nghịu nhưng hãy quay lưng lại, chớp lấy cái nhìn của trẻ và sau đó nhìn đi chỗ khác, một lúc sau nhìn lại một cách tự nhiên.
    • Hãy chơi trò đuổi bắt hoặc chơi trò chạy, dừng lại với câu nói: chuẩn bị, sẵn sàng; rồi ra hiệu “chạy”, khuyến khích trẻ nhìn bạn nếu bạn nhìn trẻ lúc  trẻ chạy.
    • Hãy vỗ nhẹ vào tay, lưng, vai của trẻ một cách kiên quyết để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy lấy cái gì đó đằng sau bạn để chỉ cho trẻ hoặc xoè tay bạn ra để chỉ cho trẻ thấy cái bạn giấu trong

       “Thu hút sự chú ý của trẻ”

    • Hãy chỉ cho trẻ thấy những điều bạn thấy thích thú dù rằng bạn có thể nhận được rất ít phản ứng từ trẻ. Hãy chú ý đến trẻ và nhận xét với những điều mà trẻ đang làm.
    • Hãy liên hệ điều mà bạn khen ngợi, chú ý và các dấu hiệu ảnh hưởng

    một cách trực tiếp với những việc trẻ đang làm.

    • Làm cho sự hiện diện của bạn rõ ràng và lý thú hơn, hãy chọn và làm những điều mà bạn cho rằng trẻ có thể thấy thích thú. Hãy mang những việc bạn đang làm đến gần trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ.
    • Chỉ cho trẻ những vật đặc biệt, nếu bạn có thể chạm vào chúng khi bạn và trẻ đang chơi ở ngoài, hãy cố gắng làm việc này thật đơn giản mỗi khi  chỉ một vật, hãy nói một cách đơn giản về những điều mà bạn và trẻ đang nói tới. Hãy giúp trẻ hiểu ý nghĩa bằng các cử chỉ và hành động.
    • Nếu trẻ đang đứng trước bạn với một món đồ chơi với các cử chỉ như muốn khoe hoặc đưa cho bạn thì hãy cầm lấy vật đó. Hãy thể hiện một sự thích thú và nói về vật trước khi trả lại cho trẻ, để trẻ thấy là bạn đang chia sẻ với trẻ.
    • Rất tốt khi sử dụng các cuốn sách với các vật được giấu sau các nếp gấp, hãy cho trẻ thấy bạn rất thích cuốn sách. Hãy nói về những cái mà bạn tìm thấy và hỏi “Cái bì thư trốn ở đâu nhỉ ?”
    • Hãy cố gắng để trẻ chỉ tay hoặc có các hành động. Hãy cùng nhau nhìn các vật và nói “Đây là cái…”, bạn có thể bắt đầu việc này với việc nhẹ nhàng nắm tay trẻ hoặc ngược lại. Hãy giảm dần sự giúp đỡ hướng dẫn của bạn để trẻ tự làm sau đó.
    • Khi trẻ đã thành thục hãy để cho trẻ chỉ cho cả người khác điều mà bạn và trẻ cùng làm.
    • Nếu trẻ đã làm xong điều gì đó thì hãy động viên trẻ khoe điều đó với

    mọi người xung quanh.

    • Hãy dạy trẻ cách khoe một vật với người khác. Nếu trẻ hiểu được mệnh lệnh đơn giản, hãy nói “Khoe với ba đi!”. Nếu trẻ cần sự giúp đỡ, hãy giúp trẻ, hướng dẫn tay của trẻ để chỉ các vật cho mọi người.

        “Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh”

    • Để giúp trẻ biết cách lấy hơi, hãy chơi các trò chơi như thổi bong bóng, thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ. Hãy sử dụng các nhạc cụ, nếu trẻ không sẵn sàng bắt chước bạn, hãy quan sát xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy xem trẻ có cố gắng làm điều bạn đã làm khi bạn không nhìn bé.
    • Hãy khuyến khích hoạt động của môi trẻ. Nếu trẻ cảm thấy vui thích khi nhìn vào gương, hoặc ngồi trên đùi bạn và ngồi đối mặt với bạn, hãy khuyến khích trẻ phát hiện môi và mặt của bạn bằng cách va chạm hoặc quan sát. Hãy biến đổi khuôn mặt của bạn, thay đổi hình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ có bắt chước bạn hay không.
    • Để khuyến khích trẻ sử dụng đầu lưỡi, hãy thử các động tác liếm các

    kẹo mút, hoặc sử dụng các tờ giấy có độ dính để làm thí dụ.

    • Để khuyến khích trẻ sử dụng giọng nói của trẻ, hãy sử dụng các trò chơi hành động âm thanh như con vẹt biết nói,… Hãy sử dụng một cái kèn đồ chơi. Hát một cách thường xuyên với trẻ và thi thoảng lại dừng lại để trẻ hát tiếp nếu có thể.
    • Đừng quên rằng bạn phải sử dụng âm vực cao hơn hoặc thấp hơn,

    mạnh hơn hoặc êm ái hơn để kích thích sự chú ý của trẻ.

    • Hãy khuyến khích trẻ tiếp thu và đối thoại, bắt đầu bằng cách bắt chước các âm thanh do trẻ tạo ra càng giống càng tốt. Làm việc này ngay cả khi trẻ đánh trống hoặc gõ bàn. Hãy dừng lại một chút để trẻ làm lại một lượt khác, cố gắng để tạo ra  sự lần lượt, thỉnh thoảng hãy cố thử các âm thanh mới thí dụ  vỗ tay, hay đánh trống với nhịp điệu khác và hãy quan sát xem trẻ có bắt chước bạn không.
    • Nếu trẻ đang bập bẹ, hãy bắt chước âm thanh của bé và đôi khi hãy tạo ra các âm thanh khác xem trẻ có bắt chước hay không. Hãy cười và dừng lại  xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy thử các âm thanh hoàn toàn khác với âm thanh mà trẻ đã tạo ra hoặc các âm thanh gần giống như cũ. Ví dụ P và S là hoàn toàn khác nhau, B và P là gần giống nhau. Hãy thay đổi cường độ và độ cao của âm thanh. Hãy luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng quay trở lại để bắt chước trẻ nếu trẻ không bắt chước bạn.
    • Nếu trẻ thích các từ và chữ cái, hãy sử dụng các cái đó để khuyến khích trẻ tạo ra âm thanh. Hãy thử nói ra âm thanh hơn là tên  của chữ  cái khi bạn viết chữ.

         “Dạy trẻ hiểu các cử chỉ”

    • Hãy làm cùng một cử chỉ, hãy cố gắng nhấn mạnh trong cùng một tình huống nhiều lần. Ví dụ, hãy chắc chắn rằng bạn đã thu hút được sự chú ý của trẻ và sau đó đặt một chiếc ghế của trẻ trước khi trẻ ngồi xuống vào bữa ăn và nói “Con hãy ngồi xuống!” đồng thời với việc chỉ tay vào chiếc ghế.
    • Khi trẻ có vẻ đã nghe theo mệnh lệnh vào bữa ăn, bắt đầu sử dụng chúng vào các thời gian khác nữa và vào các vị trí khác khi bạn muốn trẻ ngồi xuống.
    • Hãy giới thiệu các cử chỉ vào các công việc hàng ngày. Ví dụ: “gật đầu” khi bạn nói “con lại đây”… Dần dần sử dụng các cử chỉ này vào các thời điểm khác nhau và vị trí khác. Bạn phải dạy trẻ từng cử chỉ mới, từng lần một theo cách như trên.
    • Hãy dùng tay của bạn để nhấn mạnh các vật bạn đang nói tới, ví dụ: to, bé, tròn…
    • Hãy giúp trẻ tuân theo một sự chỉ trỏ bằng cách chỉ cho bé những vật mà bé đã sẵn sàng nhìn vào trong khi bạn nói về vật đó.
    • Hãy chỉ một vật gần ánh mắt của trẻ và cố gắng để trẻ nhìn vào vật đó.

    Chạm vào vật đó và dịch chuyển vật đó theo tầm nhìn của trẻ.

    • Hãy sử dụng các trò chơi xếp hình nếu trẻ thích, hãy chỉ ra các mảnh xếp hình sắp tới phải được đặt vào đâu hoặc mảnh nào sau đó sẽ cần sử dụng. Hãy sử dụng các câu như “ở chỗ này”, “ở trong này”, “cái này”, “vào đây”… trong khi tay bạn đang chỉ.
    • Hãy làm thật nhiều các hành động với bé để trẻ phải tách rời ngón tay

    trỏ, ví dụ: quay số điện thoại, bật và tắt các nút, vẽ trên cát và sơn ngón tay.

    • Khi trẻ với một vật gì đó, hãy nắm lấy cánh tay đã vươn dài của trẻ và nắn ngón tay của trẻ về một điểm để trẻ có thể chạm vào vật đó.
    • Dạy trẻ cách lựa chọn bằng cách đưa ra hai loại đồ ăn, hai loại đồ uống hay hai loại đồ chơi. Với loại trẻ thích, thì đặt loại khác xuống. Và hãy làm như cách trên, “dí” ngón tay của trẻ về một điểm để trẻ có thể chạm vào một vật mà trẻ đã chọn. Hãy làm những việc này càng nhiều càng tốt với các tình huống khác nhau. Cố gắng đừng bao giờ nói “chỉ vào”, “bé muốn gì” nhưng hãy nói  cho trẻ tên của vật mà trẻ đã chọn. Khi đã dạy trẻ chọn đồ vật bằng cách chỉ trỏ, bạn cần thể hiện các hình thức chỉ trỏ khác, đặc biệt “hãy nhìn…”. Hãy chỉ các vật cho trẻ với sự nhấn mạnh mỗi  khi bạn có cơ hội. Hãy bắt đầu bằng việc  chạm vào các vật mà bạn muốn trẻ nhìn. Sau đó sử dụng các “điểm ở xa”, ví dụ: một cái máy bay đang bay trên trời, một đoàn tàu vừa chạy

         “Dạy trẻ thể hiện bằng mọi cách”

    • Hãy phóng đại mọi cử chỉ và biểu hiện của bạn, đừng ngại để có dáng

    vẻ vô cùng ngạc nhiên, vô cùng vui vẻ hoặc buồn bã.

    • Tránh bắt đầu bằng các trò chơi có tính chất trêu chọc. Hãy bắt đầu các

    trò chơi với tính chất chờ đợi, với lời nói thân thiện và khuôn mặt tươi cười.

    • Hãy giữ thông điệp trên khuôn mặt của bạn, giọng nói của bạn và ngôn ngữ của bạn để bắt đầu trò chơi. Ví dụ khi bạn vui vẻ thì giọng nói vui vẻ, khuôn mặt vui vẻ và nếu cáu giận thì hãy thể hiện ngược lại.
    • Nếu trẻ có thể hiểu được một số ngôn ngữ hãy nói “Nào hãy nhìn mặt cô!” và nói với trẻ ý nghĩa sự biểu hiện trên khuôn mặt bạn.
    • Hãy cùng trẻ nhìn vào một tấm gương và tạo ra các khuôn mặt khác

    nhau.

    • Hãy cùng nhìn vào quyển sách hoặc các bức tranh và nói “Hãy tìm ra

    khuôn mặt vui vẻ!” hoặc “Người nào là người buồn bực”. Làm một tấm ảnh có các khuôn mặt “vui vẻ” hay làm một bộ sưu tập các “khuôn mặt vui vẻ” dán lên giấy và treo ở phòng ăn.

         “Dạy trẻ học các từ và ý nghĩa”

    • Hãy sử dụng các điều quan tâm của trẻ để bắt đầu cho trẻ học từ mới. Thêm từ vào những gì trẻ nói. Nếu trẻ nói “nước”, bạn có thể nói “uống nước” hoặc “con uống nước”. Việc mở rộng vốn từ giúp trẻ có khả năng ghép các từ và học nói tốt hơn. Hãy tận dụng tất cả các tình huống trong ngày để cung cấp vốn từ cho trẻ.
    • Khuyến khích để trẻ nói các từ trong việc yêu cầu các vật mà bé muốn, nhưng trước tiên hãy để trẻ nhắc lại các từ bạn nói. Bạn cũng có thể giúp trẻ sử dụng các từ “thêm nữa”, “một lần nữa” là các từ mà trẻ có thể sử dụng trong rất nhiều tình huống, ví dụ bé muốn thêm đồ ăn, đồ uống… Điều này tạo điều kiện cho bạn nói rất nhiều các cụm từ ngắn khác nhau để cho trẻ bắt chước.
    • Dạy trẻ nói “không” khi trẻ không muốn điều gì đấy, ví dụ khi trẻ gạt đồ chơi sang một bên thì bạn hãy nói “không” để cho trẻ bắt chước. Bạn sẽ giúp trẻ thực hiện các lựa chọn.
    • Hãy tỏ ra hài lòng và có phản ứng với một điều trẻ đã nói ra dù rằng điều đó có vẻ như không hoàn toàn chính xác. Hãy nói các từ đó một lần nữa. Ví

    dụ nếu trẻ nói “ơm’’ bạn hãy nói đúng là “cơm’’ nhưng đừng bắt trẻ nhắc lại cho đến khi trẻ tự nhắc lại được.

    • Hãy chỉ cho trẻ làm thế nào để hỏi những đứa trẻ khác về một vật nào đó ở quanh nhà hoặc là ở bên ngoài. Hãy chắc chắn rằng có những lúc trẻ buộc phải hỏi để có một vật gì đó mà bản thân trẻ không tự lấy được.
    • Hãy tránh việc cung cấp cho trẻ quá nhiều vốn từ, điều đó sẽ làm cho trẻ quá tải và dẫn đến chán nản, điều đó làm trẻ không hiểu gì cả.

        “Dạy trẻ sử dụng từ ngữ nhiều hơn các kí hiệu”

    • Mỗi khi trẻ gọi tên các vật, hãy phản ứng như thể là trẻ đang nói với bạn. Hãy cầm lấy vật và giữ lấy vật đó để cho trẻ thấy vật đó và khuôn mặt của bạn khi đó, bạn nên nhắc lại tên của vật đó. Ví dụ như trẻ nói “xe”, bạn nên nói “đúng, xe màu đỏ’’.
    • Trẻ nói về một vật không thể lấy được hoặc không nhìn thấy được như thể là trẻ yêu cầu được lấy cho trẻ và đưa vật đó cho trẻ. Hãy kiên quyết với việc đó dù rằng ban đầu chuyện này có thể làm trẻ bối rối hoặc khó chịu.
    • Hãy chơi trò đưa và lấy, khi bạn yêu cầu một vật thể và đặt nó sang

    một bên, sau đó là đến lượt trẻ hỏi về một vật nào đó.

    • Hãy nói với trẻ về việc bạn đang làm. Hãy chơi các trò chơi ngoài trời để bạn có điều kiện nói về các hành động. Hãy chạm vào vật thể mà bạn đang nói tới nếu có thể. Hãy nói về vật tính của vật thể: ví dụ như màu sắc, hình dáng. Hãy thu thập thật nhiều các vật khác nhau nhưng có cùng một màu, hãy chạm  vào vật đó và nói, ví dụ “màu vàng, màu vàng,…”
    • Hãy khuyến khích trẻ nói các từ thay vì các dấu hiệu. Hãy sử dụng các đồ chơi và vật thể mà trẻ có thể gọi được tên. Hãy giới thiệu các từ thuộc về hành động, ví dụ hãy nói: đi, nhảy, ngủ trong khi bạn đang làm cho các đồ chơi có hành động như vậy. Hãy xem trẻ có yêu cầu bạn nhắc lại các điều đó hay không.
    • Hãy bắt đầu với một số từ hành động quen thuộc và sử dụng chúng trong rất nhiều tình huống. Nếu trẻ thích chơi các trò chơi vận động cơ thể mạnh mẽ, bạn có thể dạy trẻ các từ để ra lệnh cho bạn một số việc, ví dụ: lần nữa, nhảy, hãy ngừng đi.

          “Dạy trẻ hiểu ngôn ngữ”

    • Hãy tìm hiểu các tình huống trẻ đã phản ứng được khi mọi người nói. Sau đó cố gắng sử dụng cùng một từ cho cùng một tình huống. Ví dụ khi trẻ quay đầu lại khi bạn nói: “Ba đã về’’ thì lần sau hãy nói đúng câu như vậy.
    • Hãy sử dụng tên của trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ lúc bạn bắt đầu nói, chứ không phải vào lúc kết thúc. Điều này để thu hút sự chú ý của trẻ trước khi nói có thể vỗ vào trẻ và nói “Phú”.
    • Sử dụng các vật thể để nói cho trẻ việc gì xảy ra. Ví dụ chỉ vào cái muỗng và nói “Bây giờ là giờ ăn rồi”. Luôn luôn giữ cùng một vật thể, để trẻ có thể học cách dự đoán cái gì sẽ xảy
    • Khi bạn chơi với trẻ, hãy sắp đặt các vật để cho thấy ý định của bạn

    rất rõ ràng. Ví dụ: lấy giấy ra và tô màu sau đó nói “Chúng ta sẽ vẽ!”.

    • Hãy làm cho ngôn ngữ của bạn thật đơn giản và nói bất cứ khi nào có điều kiện. Khi các công việc đã trở nên khá quen thuộc, bạn có thể nâng cao sự hiểu biết của trẻ bằng cách sử dụng các ngôn ngữ hơi khác một chút.
    • Khi trẻ đang ở với những đứa trẻ khác, ví dụ trong một nhóm bạn, hãy yêu cầu cô giáo giới thiệu hoặc giải thích riêng cho trẻ. Hãy chắc chắn rằng  ngôn ngữ phải đơn giản và các từ quan trọng phải được nhấn mạnh.
    • Luôn tạo điều kiện về thời gian cho trẻ khi trả lời câu hỏi, làm các công việc được yêu cầu hoặc nghĩ những điều phải nói.

          “Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp”

    • Vì một số trẻ tự kỷ không nói được nên giao tiếp có thể là bằng lời cho những trẻ nào đã biết nói, hay dấu hiệu. Thường thì trẻ học nói bằng cách  bắt chước mà trẻ tự kỷ thì khả năng bắt chước lại không tốt, vì vậy nguyên tắc dạy nói trong việc dạy trẻ là phải dựa trên nhu cầu của trẻ khi trẻ muốn một điều gì vì lúc đó là trẻ có nhu cầu nói cao nhất.
    • Không riêng gì trẻ tự kỷ, bất cứ trẻ nào chậm nói đều gặp phải là do  trẻ không hiểu được những danh từ khó. Khi nói chuyện với trẻ sơ sinh người ta tự động điều chỉnh ngữ vựng cho đơn giản hơn, lặp đi lặp lại nhiều hơn và lên xuống giọng rõ nét hơn. Do trực giác ta làm vậy để khi trẻ nghe một chữ nhiều lần thì biết nắm lấy phát âm của chữ, thính giác của trẻ sơ sinh chưa được thành thạo như của người lớn nên trẻ xếp đặt thông tin chậm, chưa hiểu ngay ra được âm phát ra lần đầu.
    • Nó giống như ta nghe nói một ngôn ngữ mà chỉ hiểu có một phần, nếu không nắm được phần đầu thì phần sau trở nên khó hiểu hơn. Cha mẹ ý thức là trẻ cần học nói nên nói chậm lại, nhìn vào mặt trẻ, cho trẻ có nhiều thì giờ và cơ hội để nghe đi, nghe lại và nắm được chữ, khi hiểu thì trẻ tỏ ra dấu hiệu như  mỉm cười, khoa chân múa tay thích thú.
    • Cách học này gây ra nhiều khó khăn cho trẻ tự kỷ. Một số em gặp trục trặc ngay từ đầu và không bao giờ nói được, trẻ không đáp ứng khi nhìn trả lại, mỉm cười với cha mẹ… nên cuối cùng việc thiếu đáp ứng này có thể làm cha mẹ nói với trẻ như với một người lớn, hay nói mà không thực tâm chờ được trả lời. Làm vậy càng khiến cho cơ hội học nói của trẻ giảm thêm. Mặt khác khi trẻ có anh chị thì cha mẹ thường quen nói theo tuổi, dùng chữ có mức độ khó khăn  theo tuổi và có thể không nhớ rằng trẻ tự kỷ chậm phát triển, có tuổi năm tháng cao nhưng ngôn ngữ không cao bằng. Kết quả là càng ngày trẻ càng thụt lùi tới, khi phải có trợ giúp đặc biệt mới nói được.
  • Hướng giải quyết cụ thể của Trung tâm trong thời gian qua là khi giáo viên can thiệp tại nhà chúng tôi luôn tìm hiểu kỹ đặc điểm từng dạng tự kỷ đặc biệt của trẻ để giáo viên chú ý và có hướng dạy theo biện pháp đặc thù riêng như đã nêu ở trên.

Bài viết liên quan

Cậu bé 16 tuổi viết chữ như đánh máy, nhưng mẹ cậu bé thở dài “đó là một căn bệnh”…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 sách lược hiệu quả để dạy trẻ TK (tóm lược) 10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
Giới thiệu Hình ảnh điển hình về trẻ em khuyết tật ở Việt Nam là những đứa trẻ trông không…
Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ
Giới thiệu Tự kỷ Là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn…
Hướng can thiệp trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển liên quan đến những bất bình thường, chậm, hoặc rối nhiễu…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ Sau đây là 10 sách lược hiệu quả nhất để…