Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Chơi giả bộ và khả năng tưởng tượng của trẻ tự kỷ

Chơi giả bộ và khả năng tưởng tượng của trẻ tự kỷ như thế nào?

      Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về việc chơi giả bộ và khả năng tưởng tượng của trẻ tự kỷ để xem cách vận hành của trẻ, đặc tính của trẻ cũng như sự khác biệt đối với việc chơi giả bộ và khả năng tưởng tượng của trẻ tự kỷ so với trẻ bình thường hoặc chậm phát triển.

   

Chơi giả bộ và khả năng tưởng tượng của trẻ tự kỷ

Chơi giả bộ và khả năng tưởng tượng của trẻ tự kỷ

  Việc trẻ không biết làm hay chơi giả bộ được coi là một trong những khác biệt rõ ràng nhất giữa trẻ tự kỷ và trẻ bình thường khi chơi, đây là một đặc tính chính yếu của chứng tự kỷ. Trẻ tự kỷ tỏ ra rất yếu kém về việc chơi giả bộ và khả năng tưởng tượng, trẻ có tưởng tượng rất giới hạn khi so sánh với cả trẻ bình thường cùng tuổi, với trẻ bình thường nhỏ tuổi hơn, với trẻ chậm phát triển có cùng mức phát triển về kỹ năng và ngôn ngữ cũng vậy.

       Đa số trẻ tự kỷ tỏ ra thiếu hiểu biết trong việc hơi theo cách thông thường và theo công dụng của đồ vật. Ví dụ khi trẻ được nhận con búp bê và cái lược, thay vì dùng lược để chải tóc cho búp bê, trẻ lại đập hai vật vào nhau. Với trẻ tự kỷ biết nói và hiểu được lời nói, trẻ sẽ biết chơi theo công dụng của đồ vật nhưng khả năng chơi giả bộ vẫn chưa bằng như trẻ bình thường có cùng mức phát triển về ngôn ngữ.

Trẻ tự kỷ cũng ít khi chơi giả bộ theo lối phức tạp hơn như tưởng tượng ra vật không có ở đó, hay gán cho vật một số đặc tính hay vai trò nào đó. Ví dụ giả bộ xem cái ghế là trạm xăng và tưởng tượng mình chạy xe lại, dừng xe và đổ xăng tại trạm xăng là cái ghế. Trẻ dường như không hiểu và giả bộ chơi được.

      Trẻ tự kỷ cũng ít quan tâm đến đồ chơi, nếu để yên và không can thiệp thì trẻ tự kỷ ít chịu tìm kiếm hay chơi với vật so với trẻ bình thường hay trẻ chậm phát triển mà không bị tự kỷ. Lúc này trẻ thường thích đi loanh quanh vơ vẩn trong phòng thay vì hứng thú chơi với vật hay chơi với người khác. Có thể trẻ không biết chơi giả bộ vì loại chơi đùa mà chúng thích thì không cần đến sự giả bộ, như đồ vật có thể đặt chồng lên nhau, vặn cho quay tít, đẩy xe đi, xếp đồ thành một hàng dọc dài và không cần phải giả bộ.

Nếu được chỉ dẫn để chơi giả bộ, cách chơi của trẻ thiếu sự tự nhiên như trẻ bình thường, trẻ tỏ ra cứng ngắc, không hiểu, lặp đi lặp lại, thiếu sự sôi nổi cũng như ít khi hoặc không biết thêm bớt vào cách chơi được chỉ cho làm theo.

Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành và hỗ trợ quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ, để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể. Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ , giáo viên xem xét vấn đề về chơi giả bộ và khả năng tưởng tượng của trẻ tự kỷ nhé!

Tài liệu tham khảo

“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn

 

 

 

Bài viết liên quan

Cậu bé 16 tuổi viết chữ như đánh máy, nhưng mẹ cậu bé thở dài “đó là một căn bệnh”…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 sách lược hiệu quả để dạy trẻ TK (tóm lược) 10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
Giới thiệu Hình ảnh điển hình về trẻ em khuyết tật ở Việt Nam là những đứa trẻ trông không…
Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ
Giới thiệu Tự kỷ Là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn…
Hướng can thiệp trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển liên quan đến những bất bình thường, chậm, hoặc rối nhiễu…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ Sau đây là 10 sách lược hiệu quả nhất để…