Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Khiếm khuyết mặt giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

Khiếm khuyết mặt giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

Khiếm khuyết mặt giao tiếp xã hội là cốt lõi của chứng tự kỷ và mức độ nhiều hay ít nhằm hỗ trợ xác định là trẻ bị chứng nào trong nhiều chứng khác nhau của rối loạn phát triển ở trẻ em như: Tự kỷ; chậm phát triển trí tuệ…. Đây là tính chất quan trọng nhất trong việc chẩn đoán tự kỷ, lưu tâm đến việc trẻ có liên hệ với người khác có giống và tốt như trẻ đồng tuổi hay không. Không phải là trẻ tự kỷ không có liên hệ với người khác nhưng cách thức trẻ liên hệ thì rất khác biệt.

Khiếm khuyết mặt giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

Khiếm khuyết mặt giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

So sánh với trẻ đồng tuổi, trẻ tự kỷ tỏ ra không thể liên hệ với người khác, không để ý tới sở thích, cảm xúc hay phản ứng của họ. Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có những đặc tính trên nhưng  nhẹ hơn, tức là trẻ có thể tỏ ra muốn liên hệ hay chịu được việc tiếp xúc nhiều hơn với người khác. Trẻ tự kỷ thường được mô tả là thờ ơ, cô lập, sống trong thế giới riêng của mình, còn trẻ chậm phát triển trí tuệ được xem là muốn có liên hệ nhưng không biết làm bằng cách nào.

Trẻ tự kỷ ít tự dành thời giờ ở cạnh cha mẹ hay người chăm sóc cho mình so với trẻ khác. Trẻ bình thường ở độ tuổi một, hai hay ba tuổi thường không dám đi quá xa mẹ, khi đi xa tới một mức nào đó trẻ quay lại nhìn mẹ để được an tâm, hay quay bước trở về với mẹ. Trẻ tự kỷchậm phát triển trí tuệ dường như không có sợi dây vô hình liên kết ấy. Một người cha kể lại với chuyên gia về câu chuyện của mình rằng: Có lần ông thử thực hiện đặc điểm này với con ở ngoài bãi biển, ông đứng yên một chỗ và thả con hai tuổi xuống bãi cát xem trẻ đi tới bao xã sẽ nhìn trở lại, nhưng trẻ đi hoài mà không nhìn lại tới mức cha nóng lòng vì khoảng cách quá xa và chạy theo để bắt con, mà không phải ngược lại là con tìm về phía cha.

Khiếm khuyết mặt giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

Khiếm khuyết mặt giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ

Cha mẹ thường tỏ ý lo ngại là con bị chứng tự kỷ của họ dễ dàng bỏ đi ra ngoài bãi đậu xe, thương xã, có vẻ như trẻ không biết mình đang đi một mình. Trường hợp khác được kể lại như: Trẻ lớn hơn chín, mười tuổi, sau khi trở về thành phố từ nghỉ cuối tuần dài ở miền quê của gia đình, nửa đường họ ngưng lại rẽ vào công viên để nghỉ ngơi. Trẻ ra khỏi xe và dẫn theo con chó đi lòng vòng, mười phút sau không thấy con quay trở lại, cha mẹ hốt hoảng đi tìm, vừa đi vừa lớn tiếng gọi con mà không gặp. Một tiếng sau họ được người lái xe đi ngang qua cho thấy trẻ đứng ở vệ đường cách đó một quãng khá xa, khi cha mẹ tìm được con và hỏi tại sao, trẻ nói muốn ra vệ đường đếm số xe chạy qua. Khi hỏi có nghe tiếng cha mẹ gọi không thì trẻ đáp là có nghe những không trả lời vì biết rằng cha mẹ đang ở công viên. Lối đối đáp này cho thấy rõ khiếm khuyết hay gặp nơi chứng tự kỷ dù là người lớn hay trẻ con, đó là:

  • Không biết đến cảm xúc của người khác, ở đây là sự lo lắng của cha mẹ, để quay trở lại khi đi xa.
  • Khiếm khuyết trong việc giao tiếp, có nghĩa không biết đáp ứng thích hợp là lên tiếng trả lời cho cha mẹ yên tâm khi nghe gọi tên mình.
  • Liên hệ để đạt điều mong muốn thay vì để biểu lộ

Khi trẻ tương tác với người khác để có được điều mà chúng muốn thì ta gọi đó là liên hệ để sử dụng, như muốn lấy bình sữa, muốn được gãi lưng. Liên lạc để biểu lộ là như trẻ mang đồ chơi đến cho cha mẹ xem, chỉ tay để làm cha mẹ chú ý tới điều đó. Cha mẹ nhận xét rất chính xác là trẻ tự kỷ hay trẻ chậm phát triển trí tuệ chỉ có liên hệ để sử dụng, họ thấy trẻ đến với cha mẹ chính yếu là muốn cha mẹ lất thức ăn chi mình hay lấy điều gì cho trẻ mà chúng không thể tự lấy, ngoài trẻ không có liên hệ để chia sẻ, cùng chú ý như chỉ tay vào một vật để cả cha mẹ và trẻ cùng nhìn vật ấy, thí dụ con chó hay cái xe.

Trung tâm Tài Năng Trẻ luôn đồng hành cùng quý phụ huynh có con trẻ tự kỷ. Trẻ được hỗ trợ với đội ngũ giáo viên can thiệp giàu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm đến từ các trường Đại học chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục đặc biệt để trẻ được nhận đầy đủ tình yêu thương và sự giáo dục tốt nhất có thể dù biết rằng quãng thời gian này không hề ngắn ngủi chút nào nhưng họ vẫn sẽ đến tận nhà để nỗ lực cùng trẻ và gia đình.Liên hệ trung tâm để được tư vấn miễn phí giáo viên dạy trẻ tự kỷ nhé!

Tài liệu tham khảo

“Để hiểu chứng tự kỷ (Understanding Autism)”, tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh VN có con khuyết tật & Chậm phát triển tại NSW, Úc Châu thực hiện, Võ Nguyễn Tinh Vân trích dịch và biên soạn.

“Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ”, Cô Trần Kim Phấn, cô Nguyễn Thị Phước dịch, BS Phạm Ngọc Thanh hiệu đính.

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Cậu bé 16 tuổi viết chữ như đánh máy, nhưng mẹ cậu bé thở dài “đó là một căn bệnh”…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 sách lược hiệu quả để dạy trẻ TK (tóm lược) 10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
Giới thiệu Hình ảnh điển hình về trẻ em khuyết tật ở Việt Nam là những đứa trẻ trông không…
Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ
Giới thiệu Tự kỷ Là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn…
Hướng can thiệp trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển liên quan đến những bất bình thường, chậm, hoặc rối nhiễu…
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ
10 Sách lược hiệu quả để dạy trẻ tự kỷ Sau đây là 10 sách lược hiệu quả nhất để…